Tư vấn luật đất đai online với những nội dung bao quát

Tư vấn luật đất đai online với những nội dung bao quát
Hằng Nguyễn

17/08/2023

2069

0

Chia sẻ lên Facebook
Tư vấn luật đất đai online với những nội dung bao quát

Tư vấn luật đất đai quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của đại diện sở hữu toàn dân là Nhà nước Việt Nam về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chế độ quản lý và sử dụng đất đai thuộc lãnh thổ của đất nước. Cùng Topchuyengia tìm hiểu những nôi dung cơ bản về đất đai có trong Bộ luật này nhé. Bên cạnh đó, bạn gặp những vấn đề, hay thắc mắc gì về Luật đất đai bạn có thể trực tiếp liên hệ với các luật sư tư vấn giỏi của Askany để được tư vấn 1:1 về các thủ tục pháp lý.

 

Theo Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất

Người sử dụng đất được quy định tại Điều 5 theo Luật Đất đai 2013 được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Các tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hộ gia đình, cá nhân.
  • Cộng đồng dân cư người Việt Nam có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ, cùng sinh sống trên địa bàn tổ dân phố, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và điểm dân cư tương tự.
Những quy định của luật đất đai 2013
Những quy định của luật đất đai 2013
  • Các cơ sở tôn giáo như chùa, niệm phật đường, tu viện, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường đào tạo riêng của tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
  • Các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan lãnh sư, đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận,  cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hợp pháp theo quy định.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại, mua cổ phần, sáp nhập theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Như vậy, theo Luật đất đai Việt Nam chia thành 7 nhóm đối tượng người được sử dụng đất

Nguyên tắc sử dụng đất theo luật đất đai hiện hành

Theo Điều 6 luật đất đai mới nhất có 3 nguyên tắc được quy định như sau:

  • Đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh khác.
  • Trong thời hạn sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của luật đất đai và các quy định có liên quan của pháp luật.

Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo Luật đất đai đối với việc sử dụng đất

Theo Bộ Luật đất đai, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc sử dụng đất đai được quy định tại Điều 7, bộ luật này, có tất cả 7 khoản như sau:

Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo Luật đất đai đối với việc sử dụng đất
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo Luật đất đai đối với việc sử dụng đất
  • Đối với các tổ chức nước ngoài, tổ chức có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người đứng đầu chịu trách nhiệm việc sử dụng đất của tổ chức mình.
  • Đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích, đất phi nông nghiệp đã giao cho UBND cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động cộng đồng như văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương thì là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm việc sử dụng đất.
  • Đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư thì người đại diện là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra chịu trách nhiệm việc sử dụng đất.
  • Đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo thì người đứng đầu cơ sở tôn giáo.
  • Đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình thì là chủ hộ gia đình.
  • Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
  • Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.

Căn cứ nào để xác định các loại đất?

Theo Điều 11 Luật đất đai, việc để xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

Căn cứ nào để xác định loại đất
Căn cứ để xác định loại đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp trước 10/12/2009; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác liên quan đến đất.
  • Đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp trước 10/12/2009; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác liên quan đến đất thì giấy  tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật đất đai 2013. Bạn có thể nhận tư vấn luật để hiểu rõ hơn.
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật đất đai.

Đối với trường hợp không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 11 Luật đất đai 2013 thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ

Luật đất đai 2013 chia làm mấy loại đất?

Căn cứ vào mục đích sử dụng, Điều 10 Bộ Luật đất đai phân chia đất đai thành 3 loại:

Nhóm đất nông nghiệp

Theo Luật đất đai, nhóm đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;  Đất rừng sản xuất; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất làm muối; Đất nuôi trồng thủy sản;  Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt (kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất), đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép,...

Nhóm đất phi nông nghiệp

Theo Luật đất đai hiện hành, nhóm đất phi nông nghiệp gồm đất đai ở nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;  Đất sử dụng vào mục đích công cộng; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng, nhà tang lễ; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Nhóm đất chưa sử dụng

Theo Luật đất đai, nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật đất đai?

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong luật đất đai
Tư vấn hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật đất đai

Căn cứ vào Điều 12 Luật đất đai Việt Nam, có tất cả 10 hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

  • Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  • Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  • Sử dụng đất hoặc không sử dụng đất không đúng mục đích.
  • Không thực hiện đúng quyền của người sử dụng đất theo pháp luật.
  • Đối với đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền vượt hạn cho phép theo quy định.
  • Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tự động sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất.
  • Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  • Cung cấp không chính xác hoặc không cung cấp thông tin về đất đai theo quy định của pháp luật.
  • Gây khó khăn, cản trở việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Top luật sư tư vấn luật đất đai hàng đầu

Sự phát triển đô thị, công nghiệp và hạ tầng đang tạo ra nhu cầu lớn về đất đai. Việc cấp phát, chuyển nhượng và sử dụng đất đai trong ngữ cảnh này đòi hỏi người dân và doanh nghiệp phải hiểu rõ về quy định luật pháp để tránh xung đột và tranh chấp. Do đó, các dịch vụ tư vấn luật đất đai có nhu cầu rất cao ở thời điểm này. Sau đây là một số luật sư hàng đầu đã chứng minh được tên tuổi của họ ở lĩnh vực tư vấn luật đất đai này:

Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí
Luật sư Nguyễn Cao Trí

Đối với các vấn đề luật hình sự, dân sự liên quan tới lĩnh vực bất động sản, luật sư Nguyễn Cao Trí được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu. Trong 15 làm việc của mình, anh đã xử lý vô số vụ án về các vấn đề tranh chấp đất đai, đòi thừa kế, phân chia tài sản, đền bù đất hoặc đơn giản là tư vấn làm các thủ tục pháp lý. Mục tiêu của chuyên gia Cao Trí là mang tới dịch vụ tư vấn luật tốt nhất và uy tín nhất cho khách hàng.

Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại

Tuy đặt trụ sở ở Cà Mau nhưng luật sư Tôn Quách Toại đã có tập khách hàng trên khắp cả nước sau hơn 5 năm hoạt động của mình. Chuyên môn của anh là mảng luật Đất đai, đặc biệt là các vụ tranh chấp thừa kế hoặc hôn nhân gia đình. Đến với luật sư Tôn Quách Toại, khách hàng không chỉ có được dịch vụ tư vấn luật hàng đầu mà còn được phổ cập kiến thức pháp lý đầy đủ, chỉn chu, nhằm đảm bảo họ có thể tự bảo vệ bản thân và xử lý các vấn đề pháp lý khác trong tương lai.

Luật sư Phương Đào

Luật sư Phương Đào
Luật sư Phương Đào

Ở lĩnh vực tranh chấp đất đai liên quan tới luật hôn nhân gia đình, luật sư Phương Đào là một chuyên gia tư vấn đã có kinh nghiệm vô cùng dày dạn. Nhờ vào khả năng ngoại ngữ tốt mà chuyên gia Phương Đào được làm việc ở nhiều vụ án có tính chất nước ngoài phức tạp. Cô luôn phấn đầu mang tới các giải pháp tối ưu nhất cho từng trường hợp cụ thể của các khách hàng của mình.

Luật sư Phạm Quân

Luật sư Phạm Quân
Luật sư Phạm Quân

Luật sư Phạm Quân đã có kinh nghiệm rất lâu năm trong lĩnh vực tư vấn luật đất đai, đặc biệt là ở mảng dân sự và hình sự. Thế mạnh nhất của anh làm đảm bảo đòi được đầy đủ quyền lợi cho khách hàng của mình trong những vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Nhờ vào kinh nghiệm dày dạn lâu năm mà giờ đây chuyên gia Phạm Quân được đánh giá là nằm trong top đầu các luật sư giỏi chuyên môn ở khu vực phía Bắc. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn của anh, khách hàng đảm bảo sẽ có được kết quả tốt nhất dành cho mình.

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm
Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Là một luật sư đã hành nghề lâu năm ở lĩnh vực luật Đất đai Việt Nam, luật sư Nguyễn Hồng Tâm giờ đây đã mở được một công ty luật riêng của mình. Anh chuyên nhận xử lý các vụ việc liên quan tới bất động sản như giải quyết tranh chấp, chia tài sản thừa kế, đòi bồi thường đất bị thu hồi đất cũng như xử lý các thủ tục, hợp đồng liên quan tới đất đai. Nhờ vào kiến thức chuyên môn rất cao cũng như hàng trăm vụ án anh đã trực tiếp tham gia tư vấn luật trong quá khứ, chuyên gia Nguyễn Hồng Tâm được coi là một trong những luật sư đầu ngành ở mảng đất đai trong nước.

Trên đây là những thông tin cơ bản được trích gọn về tư vấn luật đất đai, nhằm mục đích để người đọc có cái nhìn khái quát về Bộ luật này nên Topchuyengia chưa thể giải thích từng trường hợp cụ thể. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan trong quá trình tiếp nhận thông tin tư vấn luật đất đai hoặc bạn đang cần hỗ trợ pháp lý, cần nghe ý kiến tham khảo, phân tích tình huống cụ thể thì bạn có thể liên hệ với đội ngũ luật sư của ứng dụng Askany. Với kinh nghiệm đã tư vấn hàng trăm vụ việc liên quan cùng với kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, bạn sẽ được giải thích, làm rõ bản chất vấn đề từ họ.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng