Google GDN là gì? GDN Remarketing là gì? Những lưu ý bạn cần biết

Google GDN là gì? GDN Remarketing là gì? Những lưu ý bạn cần biết
Hoàng Trúc

20/12/2023

1110

0

Chia sẻ lên Facebook
Google GDN là gì? GDN Remarketing là gì? Những lưu ý bạn cần biết

Google GDN là gì? GDN Remarketing là gì? Hẳn những ai mới bước chân vào con đường chạy ads trên Google sẽ bị bối rối bởi lượng kiến thức này. Đừng lo! Trong bài viết này của Topchuyengia sẽ giải thích cho bạn cặn kẽ mọi thứ liên quan tới Google GDN. Ngoài ra có thể tìm hiểu về các khóa học Google Ads hoặc liên hệ nhờ tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia Google Ads tại ứng dụng Askany. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Google GDN là gì cũng như cách tối ưu quảng cáo Google hiển thị.

Google Ads Display là gì?
Google Ads Display là gì?

Google GDN là gì? GDN là viết tắt của cụm từ Google Display Network (mạng lưới hiển thị Google). Những gì chúng ta quảng cáo trên Google có thể hiện trên các trang web này. Các quảng cáo được hiện trên GDN được đặt vào những vị trí gọi là Google Ads Display hay quảng cáo hiển thị.

Google GDN là một cách thức khác để chạy quảng cáo trên Google bên cạnh Google Search Network. Google Display Network là loại quảng cáo tập trung vào hình ảnh, bằng cách đặt banner quảng cáo trên các trang web. Do đó, các quảng cáo này sẽ sinh động hơn, dễ thu hút người dùng Internet hơn.

Cách tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị cũng giống cách chạy quảng cáo Google bình thường, bạn đăng nhập vào tài khoản Google Ads, chọn loại chiến dịch cần tạo là hiển thị và sau đó thiết lập các mục tiêu cần thiết.

Có bao nhiêu loại Google Ads Display?

các hình thức quảng cáo hiển thị
Có bao nhiêu loại Google Ads Display?

Quảng cáo hiển thị Google gồm có những cách hiển thị quảng cáo sau đây:

  • Text Ads (dạng văn bản): Loại này cho phép bạn chạy một quảng cáo có một dòng tiêu đề và hai dòng nội dung.
  • Image Ads (dạng hình ảnh): Loại thông dụng nhất. Ngoài ra bạn còn có thể tùy chỉnh bố cục, kích thước hay màu sắc sao cho hiệu quả nhất.
  • Rich Media Ads (dạng đa phương tiện): Loại này là các hình ảnh động hoặc hình ảnh có thể tương tác được. Nếu khai thác tốt thì đây sẽ là một hình thức quảng cáo dễ thu hút khách hàng nhất.
  • Video Ads (dạng video clip): Từ lúc Google mua lại Youtube thì đây là một cách chạy quảng cáo trên Youtube vô cùng phổ biến.

Vị trí quảng cáo GDN

Vị trí hiển thị của quảng cáo Google Ads hiển thị sẽ phụ thuộc vào cách bạn chọn phân phối quảng cáo mình mong muốn. Tất cả sẽ được Google phân tích và áp dụng vào phương thức hoạt động của GDN nên việc hiểu cách Google GDN hoạt động sẽ giúp ích rất nhiều cho chiến dịch của bạn. Có 3 cách mà Google sẽ phân phối quảng cáo của bạn đến khách hàng:

Vị trí quảng cáo GDN
Vị trí quảng cáo GDN
  • Standard Display Campaign (Chiến dịch hiển thị chuẩn): nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát chiến dịch với các lựa chọn cơ bản. Đây là hình thức phân phối được lựa chọn nhiều nhất, đặc biệt là đối với các tài khoản quảng cáo mới không có quyền truy cập vào Smart Display Campaign.
  • Smart Display Campaign (Chiến dịch hiển thị thông minh): Nếu bạn muốn kiểm soát chiến dịch của mình nhiều hơn và cài đặt hiệu suất của nó thì hình thức này là dành cho bạn. Với Smart Display Campaign, Google sẽ tự động tối ưu hóa, đặt giá thầu và nhắm mục tiêu cho bạn. Mặc dù điều này hạn chế sự kiểm soát của bạn, nhưng nó giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức chạy quảng cáo hơn. Hơn nữa, chiến dịch Smart Ads này yêu cầu dữ liệu lịch sử để hoạt động tốt nhất, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên sử dụng hình thức Standard cho lần đầu, sau khi bạn có đủ số lượt chuyển đổi và dữ liệu lịch sử thì bạn có thể chuyển sang chiến dịch Smart Display Campaign.
  • Gmail Campaign (Chiến dịch trong Gmail): Quảng cáo trong Gmail là một cách phân phối quảng cáo đến khách hàng tiềm năng thông qua email của họ.

Tại sao nên chọn quảng cáo hiển thị GDN?

Tại sao nên chọn quảng cáo hiển thị GDN?
Tại sao nên chọn quảng cáo hiển thị GDN?

So với chạy quảng cáo Google Shopping hay bất kỳ hình thức quảng cáo nào, lý do nhiều người thích triển khai chiến dịch quảng cáo Google Ads Display có thể là vì:

Khả năng tiếp cận người dùng lớn

Như đã nói ở trên, với hơn 2 triệu trang web đối tác, rõ ràng độ phủ sóng quảng cáo của chúng ta sẽ tăng lên rõ rệt khi dùng GDN. Thậm chí ngay cả khi người dùng internet không sử dụng công cụ tìm kiếm của Google, quảng cáo của bạn vẫn có thể tiếp cận được đến họ dựa vào trang web mà họ truy cập. Đây chính là ưu điểm mạnh nhất của GDN.

Giảm bớt chi phí CPC

Chi phí Cost Per Click (CPC) của GDN thường thấp hơn Google Search Network. Vì thế đối với những ai đang muốn tiết kiệm ngân sách chạy quảng cáo, Google Ads Display sẽ là một lựa chọn phù hợp hơn.

Nhiều mức giá quảng cáo để lựa chọ

Không chỉ CPC, Google Display Network còn cho phép bạn chọn CPM (Cost Per Mile). Thay vì tính phí mỗi lượt click thì họ chuyển qua tính phí mỗi 1000 view trên website. Điều này càng giúp bạn tiết kiệm chi phí chạy quảng cáo hơn nữa.

Hỗ trợ tính năng Remarketing

Đây là một tính năng cực kỳ hữu ích của GDN. Nếu chạy quảng cáo theo cách truyền thống, khách hàng có thể click vào website nhưng sau đó không mua hàng. Cách chạy remarketing adwords sẽ là giúp bạn tiếp cận với những khách hàng đã từng ghé thăm website, cũng như kích thích họ thực hiện các hành động mà bạn mong muốn để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Quảng cáo hình ảnh thu hút

Như đã nói ở trên, GDN cung cấp quảng cáo bằng hình ảnh, điều này dễ dàng gây chú ý với khách hàng, bởi khoa học đã chứng minh con người luôn bị thu hút bởi những gì sống động và bắt mắt hơn so với những đoạn văn bản đơn thuần, khô khan. Nhờ cách quảng cáo này, bạn sẽ tối ưu hoá việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi ở họ. Hãy tham khảo thêm quảng cáo hình ảnh trên Google Adwords để khám phá chi tiết từng bước triển khai chiến dịch này đúng cách, đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhược điểm của Google Ads Display

Hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc là điểm yếu của Google GDN là gì phải không? Hãy xem chúng là gì nhé:

Không hiển thị quảng cáo như mong muốn

Không hiển thị quảng cáo như mong muốn
Không hiển thị quảng cáo như mong muốn

Trong số hơn 2 triệu website đối tác, sẽ có những trang web được xem là trang web xấu và gây ấn tượng không tốt khi khách hàng thấy quảng cáo của bạn trên trang web đó. Google đặt quảng cáo ở các trang web này là tự động nên bạn không thể kiểm soát được chúng. Vì thế bạn cần ngồi dò thủ công các trang web hiện quảng cáo để đảm bảo chúng không hiện trên web xấu.

Không thể điều chỉnh hành vi của khách hàng

GDN không có tính năng nhắm vào một nhóm khách hàng cụ thể. Vì thế, bạn không có cách nào biết được cách khách hàng phản ứng với quảng cáo của bạn.

Quảng cáo không liên quan đến website

Không tệ như web xấu nhưng đôi lúc Google sẽ để quảng cáo của bạn ở một trang web chẳng liên quan gì cả vì một yếu tố gì đó. Vì không liên quan nên đặt quảng cáo ở đây chỉ khiến bạn mất tiền mà thôi. Vì thế bạn cũng cần rà soát và di dời quảng cáo ra khỏi các trang web không liên quan.

Mất nhiều chi phí dư thừa

Việc quảng cáo xuất hiện ở các website xấu hoặc website không liên quan sẽ khiến cho bạn mất nhiều tiền trong ngân sách nếu không phát hiện kịp thời. Vì vậy nếu làm không kỹ thì GDN có thể là thứ khiến bạn mất nhiều tiền hơn chạy ads search thông thường, ngoài ra nó còn có thể gây ra các lỗi khiến quảng cáo Google Ads không cắn tiền.

Cách tối ưu quảng cáo hiển thị Google

Cách tối ưu quảng cáo hiển thị Google
Cách tối ưu quảng cáo hiển thị Google

Bạn có thể thực hiện một số kĩ thuật tối ưu hóa cho chiến dịch quảng cáo hiển thị của mình dựa theo hướng dẫn sau đây:

  • Loại trừ các danh mục, đối tượng quảng cáo không liên quan 
  • Thêm tiện ích mở rộng nhấn để gọi.
  • Đánh giá lại mức độ tiếp cận bằng cách sử dụng Dimensions tab. hoặc tăng ngân sách nếu bạn muốn tăng khả năng tiếp cận.
  • Đánh giá lại hiệu quả quảng cáo theo vị trí địa lý, loại trừ những khu vực quảng cáo hiệu quả kém.

Thực tế có rất nhiều cách để tối ưu chiến dịch quảng cáo hiển thị, bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn thông qua bài viết tối ưu chiến dịch quảng cáo Google của Topchuyengia.

Qua bài viết này, giờ bạn đã biết Google GDN là gì. Nếu bạn đang học chạy ads và muốn được tư vấn thêm về việc chạy quảng cáo Google GDN, bạn có thể sử dụng ứng dụng Askany để gặp các chuyên gia chạy Google Ads tư vấn. Askany là ứng dụng cho phép chúng ta kết nối với các chuyên gia, người có kinh nghiệm thực tiễn ở mọi lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống. Hãy tải app Askany về để tham khảo kinh nghiệm chuyên gia ngay.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng