6 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu độ chính xác cao

6 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu độ chính xác cao
Hằng Nguyễn

08/12/2023

362

0

Chia sẻ lên Facebook
6 cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu độ chính xác cao

Nắm vững cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, doanh nghiệp có thể tối đa hóa các chiến lược truyền thông cũng như gia tăng lợi nhuận. Brand Awareness không phải là một khái niệm hữu hình có thể đo lường theo cách truyền thống. Do đó, việc sử dụng các nền tảng công nghệ để đánh giá mức độ nhận thức về thương hiệu trở nên vô cùng quan trọng. Trong bài viết này Topchuyengia sẽ chỉ bạn chi tiết các phương pháp có thể đo lường được nhiều thương hiệu lớn thường xuyên sử dụng.


Nếu bạn đang muốn đo lường nhưng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ ngay với chuyên gia Marketing tại Askany, họ sẽ tư vấn cách làm hiệu quả nhất cũng như chỉ bạn cần phải làm gì với những số liệu phân tích được.

 

Tìm hiểu về Brand Awareness

Độ nhận biết thương hiệu (Brand awareness) chính là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp thương hiệu nổi bật trong thị trường so với đối thủ, mà còn ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

 

cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu
Độ nhận biết thương hiệu (Brand awareness)


Đối với doanh nghiệp, việc tăng cường Brand Awareness là chìa khóa để thu hút sự chú ý và sự ưa thích từ phía khách hàng, tăng hiệu suất kinh doanh.

Cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu

Các tiêu chí đánh giá

Sau đây là các tiêu chí đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu:

  • Chất lượng sản phẩm.
  • Giá trị cảm nhận thương hiệu.
  • Sự hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Định vị thương hiệu, bao gồm vị trí hiện tại so với đối thủ, và vị trí mà doanh nghiệp muốn đạt đến.
Cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu
Xác định tiêu chí đo lường mức độ nhận biết thương hiệu

 

Phạm vi đo lường

Brand awareness sẽ được đo lường trong phạm vi sau:

  • Khách hàng mục tiêu, bao gồm khách hàng hiện tại và tương lai.
  • Tệp người tiêu dùng nội bộ (nhân viên công ty).
  • Các nhà đầu tư và đối tác của doanh nghiệp.
  • Giới truyền thông như các chuyên gia trong ngành, những người có sức ảnh hưởng, báo chí và các kênh truyền thông khác.
  • Giới hoạt động xã hội, hoạt động phi chính phủ và phi lợi nhuận.
  • Giới quản lý nhà nước.

Mô hình đo lường

Để đo lường Brand Awareness thì bạn có thể sử dụng công thức tính chỉ số ABS (chỉ số sức mạnh thương hiệu):


ABS = trung bình A + T + F + C.


Trong đó:

  • A là chỉ số nhận biết. A = tỷ lệ nhận biết đầu tiên + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết có gợi ý.
  • T là chỉ số dùng thử. Chỉ số này sẽ được tính bằng (tỷ lệ nhận biết có gợi ý / đã từng sử dụng) x 100%.
  • F đại diện cho chỉ số thương hiệu quen thuộc. Công thức để tính là (tỷ lệ từng sử dụng / tỷ lệ dùng thường xuyên nhất) x 100%.
  • C là chỉ số độ phủ của kênh phân phối trên thị trường mục tiêu.

Mô hình đo lường mức độ nhận biết thương hiệu này có thể giúp bạn đánh giá sức mạnh và vị trí của thương hiệu trong ngành.

 

đo lường Brand Awareness
Đo lường Brand Awareness theo chỉ số ABS

 

Phương pháp đo lường định lượng

Đối với phương pháp này, bạn sẽ tập trung vào 3 chỉ số định lượng (Quantitative Brand Awareness Measures) bao gồm:

  • Direct traffic.
  • Site traffic numbers.
  • Social engagement.

Lưu lượng truy cập trực tiếp

Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct traffic) là số lượng người truy cập trực tiếp vào trang web của bạn, tức là những người đã biết về thương hiệu của bạn.


Doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ theo dõi như Google Analytics để xác định nguồn gốc của lưu lượng, đánh giá các yếu tố như độ tuổi, địa lý, và hành vi trên trang web để hiểu rõ đối tượng khách hàng. Dựa vào thông tin này, doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược Performance Marketing, tương tác và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

 

chỉ số đo lường mức độ nhận biết thương hiệu
Sử dụng Google Analytics để đo lường

 

Số lưu lượng truy cập trang (Site traffic numbers)

Đây là chỉ số đo lường hiệu suất trang web, cho biết tổng số lượt truy cập vào trang. Bạn sẽ dùng các công cụ theo dõi trang web như Google Search Console thống kê định kỳ để đo lường sự phát triển và hiệu suất của các chiến lược Digital Marketing.

Tương tác của khách hàng

Gắn kết, tương tác của khách hàng (Social engagement) là số lượt thích, theo dõi, bình luận và chia sẻ trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Bạn sẽ dùng công cụ marketing analytics để phân tích loại nội dung nhận được sự chú ý nhiều nhất và cách khách hàng tương tác với nó để điều chỉnh chiến lược nội dung.

Phương pháp đo lường định tính

Đo lường định tính (Qualitative Brand Awareness Measures) sẽ bao gồm:

  • Kết quả tìm kiếm trên Google.
  • Social listening.
  • Khảo sát nhận thức nhãn hiệu.

Kết quả tìm kiếm trên Google

Đây là một phương pháp sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc Google Search Console để đo lường số lượng tìm kiếm thương hiệu của bạn và đối thủ cạnh tranh. Người dùng thường tìm kiếm thông tin trên Google trước khi mua sản phẩm. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn không xếp hạng top đầu thì ảnh hưởng rất nhiều đến độ nhận diện thương hiệu.

 

Đo lường định tính (Qualitative Brand Awareness Measures)
Đo lường định tính (Qualitative Brand Awareness Measures)

 

Social listening

Social listening (lắng nghe xã hội) là những điều mà cộng đồng trên mạng xã hội nói về doanh nghiệp. Trong thời đại 4.0 ngày nay, cho dù đó là thông tin tốt hay xấu thì cũng sẽ được lan truyền một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải thường xuyên thực hiện Social listening để củng cố các chiến dịch nâng cao độ nhận diện thương hiệu, hoặc quản trị rủi ro với những thông tin tiêu cực.


Các công cụ như Brandwatch, Hootsuite, hoặc Mention giúp theo dõi và phân tích các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội về thương hiệu.

 

mức độ nhận biết thương hiệu
Đo lường độ nhận biết thương hiệu trên Social

 

Khảo sát nhận thức nhãn hiệu

Khảo sát mức độ nhận biết thương hiệu là một cách khác để đo lường nhận biết thương hiệu thông qua việc hỏi ý kiến và phỏng vấn người tiêu dùng. Có rất nhiều cách để bạn có thể thực hiện khảo sát:

  • Sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến như Google Forms, SurveyMonkey, hoặc Typeform để tạo bảng câu hỏi.
  • Hợp tác với các công ty Digital Marketing nghiên cứu thị trường hay các đối tác truyền thông để thực hiện cuộc khảo sát offline hoặc qua các kênh truyền thông khác nhau.

Một số cách tăng độ nhận diện thương hiệu

Dưới đây là một số phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao độ nhận diện thương hiệu:

  • Định rõ nhóm khách hàng và tập trung chiến dịch nhận diện thương hiệu đối với đối tượng có lợi nhất.
  • Hãy cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc giới hạn thời gian sử dụng để khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
  • Tạo nội dung miễn phí trên Internet, như làm video giải đáp thắc mắc hoặc giải trí, để tăng cường nhận thức thương hiệu.
cách tăng độ nhận diện thương hiệu
Tạo nội dung miễn phí mang lại giá trị cho người dùng
  • Định hình thương hiệu với đặc tính và cá tính riêng. Tạo sự nhất quán qua tông màu, biểu trưng, và đại diện thương hiệu để tạo sự quen thuộc.
  • Tạo các chiến dịch Viral Marketing để tăng tương tác, mở rộng tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn.
  • Tham gia các sự kiện, hội chợ có liên quan và tương thích với giá trị thương hiệu.
  • Tài trợ sự kiện để thương hiệu xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo chí.

Một cách hữu hiệu hơn cả để nâng cao độ nhận diện thương hiệu là bạn nên liên hệ với những chuyên gia có kinh nghiệm về Marketing và làm Branding. Askany có đội ngũ chuyên gia Marketing giàu kinh nghiệm, với nhiều năm thực hiện các chiến dịch thành công cho nhiều doanh nghiệp.


Dưới đây là một chuyên gia tiêu biểu:


Anh Đặng Trần Đức Minh


Anh có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn Branding và tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Cụ thể anh đã triển khai thành công chiến lược tái định vị thương hiệu, củng cố vị thế tiên phong chuyển đổi sang xe điện của VinFast và thu về kỷ lục 80.000 đơn đặt cọc mua xe từ các chương trình xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm mới.

 

Chuyên gia Marketing Đặng Trần Đức Minh
Chuyên gia tư vấn phát triển thương hiệu

 

  • Liên hệ ngay: https://askany.com/marketing/1694063905018129
  • Giá tư vấn: 500.000 đồng/15 phút, T2 - CN, 08:00 - 20:00.

XEM THÊM:  Top trung tâm đào tạo Performance Marketing chất lượng hàng đầu

Tóm lại, cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu có thể được thực hiện qua các phương pháp định lượng và các phương pháp định tính đã được hướng dẫn ở trên. Như đã đề cập, đo lường mức độ nhận diện thương hiệu cần phải thực hiện trên nhiều nền tảng công nghệ và cần phải có kinh nghiệm. Để tránh mất thời gian và tiền bạc vào những phương pháp không đúng, bạn hãy liên hệ ngay với chuyên gia Marketing tại Askany. Họ sẽ hướng dẫn chi tiết cách đo lường và nâng cao độ nhận diện sao cho hiệu quả nhất.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng