Influencer Marketing là gì? Tips xây dựng chiến dịch đạt hiệu quả cao

Influencer Marketing là gì? Tips xây dựng chiến dịch đạt hiệu quả cao
Hoàng Trúc

13/12/2023

264

0

Chia sẻ lên Facebook
Influencer Marketing là gì? Tips xây dựng chiến dịch đạt hiệu quả cao

Influencer Marketing là gì? Đây là một loại hình chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận một lớn khách hàng nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Theo thống kê, có hơn 60% người tiêu dùng biết đến thông điệp của thương hiệu qua các nội dung mà Influencer chia sẻ. Vậy là sao để có thể triển khai Influencer Marketing, cách thức lựa chọn Influencer và đo lường hiệu quả chiến dịch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tất cả các vấn đề này ngay trong bài viết sau đây.


Influencer Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần biết cách lựa chọn influencer sao cho sự phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như cách triển khai và quản lý hiệu suất của chiến dịch. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay chuyên gia Marketing tại Askany để được tư vấn chi tiết nhất.

 

Sơ lược về Influencer Marketing

Khái niệm Influencer trong Marketing là gì? 

Influencer Marketing là một thuật ngữ marketing về chiến lược tiếp thị trong đó doanh nghiệp hợp tác với những người ảnh hưởng (influencers) để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Người ảnh hưởng thường là những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như người nổi tiếng trên mạng xã hội, blogger, vlogger, diễn viên, hoặc người có uy tín trong một lĩnh vực đặc biệt.


Ví dụ, một bài đăng về trải nghiệm sử dụng sản phẩm của beauty bloggers sẽ mang lại lượng tương tác lớn, do phản ánh chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng, trong khi một bài đăng trực tiếp từ trang cá nhân của thương hiệu có thể không nhận được sự chú ý tương tự như vậy. 

influencer marketing là gì
Influencer Marketing là sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng

Các hình thức Influencer Marketing hiệu quả 

Cách mà Influencer Marketing hoạt động thường là họ sẽ tạo nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ nó với cộng đồng của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Việc này giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng thông qua sự tin tưởng và tương tác của người hâm mộ đối với Influencer.


Các hình thức triển khai Influencer Marketing phổ biến là:

  • Sponsored Content: hợp tác trong một khoảng thời gian ngắn, thường là vài bài đăng trên các kênh Social Media Marketing.
  • Review sản phẩm.
  • Tổ chức các cuộc thi và tặng quà của nhãn hàng cho người hâm mộ để tăng tương tác.
  • Hợp tác tạo ra dòng sản phẩm riêng mang dấu ấn, thương hiệu của Influencer.
  • Đại diện, đại sứ dài hạn cho nhãn hàng.

 

XEM THÊM: 

Top công ty Digital Marketing hàng đầu, có nhiều dự án thành công

Top trung tâm đào tạo Performance Marketing chất lượng hàng đầu

Làm sao để trở thành Influencer nổi tiếng? 6 bước thực hiện đơn giản

Hướng dẫn triển khai chiến dịch Influencer Marketing

Tạo chiến dịch

Đầu tiên bạn cần xây dựng kế hoạch chung cho cả chiến dịch Marketing, sau đó chuyển hóa thành một chiến lược Influencer Marketing cụ thể bằng Influencer Brief.


Một Influencer Brief thường bao gồm các phần chính:

  • What (Influencer phải làm gì?): Mô tả công việc cụ thể của Influencer.
  • How (Influencer sẽ thực hiện như thế nào?): Phương thức triển khai công việc của Influencer.
  • Influencer KPI: Các chỉ tiêu mà Influencer cần đạt được, được trích xuất từ mục tiêu truyền thông trong Campaign Brief của chiến dịch.
  • Influencer KPI thường chia thành hai nhóm chính: Output (các công việc thực hiện giữa thương hiệu và Influencer) và Outcome (kết quả đạt được từ nội dung mà Influencer tạo ra).
triển khai chiến dịch Influencer Marketing
Xây dựng Influencer Marketing bằng Influencer Brief

Lựa chọn Influencer 

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp lựa chọn Influencer. Để tránh việc lựa chọn theo cảm tính thì doanh nghiệp nên sàng lọc theo tiêu chí 3R: 

  • Target Audience Relevance: Đảm bảo sự phù hợp về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, hành vi,...) giữa đối tượng mục tiêu của thương hiệu và nhóm người theo dõi của Influencer.
  • Personality Relevance: Đảm bảo sự phù hợp về mặt hình ảnh cá nhân và tính cách của Influencer với hình ảnh thương hiệu.
  • Content Relevance: Đảm bảo sự phù hợp giữa thể loại nội dung mà Influencer tạo ra và định hướng thông điệp của thương hiệu.

Ngoài ra, việc cân nhắc ngân sách để lựa chọn số lượng Influencer cũng rất quan trọng. Một chiến dịch Influencer Marketing thường chỉ cần một Đại sứ Thương hiệu và một số Influencer là đủ.

Lựa chọn Influencer trong Marketing
Đảm bảo sự phù hợp về hình ảnh và tính cách

Đồng sáng tạo nội dung

Đồng sáng tạo nội dung có nghĩa là cả hai bên cần phải sáng tạo thông điệp thương hiệu mới dựa trên phong cách và đặc điểm của Influencer. Có 3 yếu cần phải lưu ý trong quá trình thực hiện:

  • Định dạng nội dung: Lựa chọn định dạng phù hợp như chia sẻ link, hình ảnh, video, livestream, tùy thuộc vào sự ưa thích và khả năng tương tác của khách hàng mục tiêu.
  • Trách nhiệm của Influencer: Bao gồm việc tham gia sự kiện của thương hiệu, tạo nội dung xoay quanh thông điệp chính, và chia sẻ thông điệp theo hướng dẫn.
  • Content Plan: Tạo kế hoạch nội dung tổng thể để quản lý nội dung của tất cả Influencer, bao gồm danh sách Influencer, chủ đề, loại nội dung, văn phong và thời gian chi tiết.

Phân phối nội dung

Sau khi đã thống nhất với Influencer, bạn cần lên kế hoạch phân phối nội dung trên các nền tảng Influencer Marketing, cả kênh online và offline. Kênh online bao gồm các nền tảng mạng xã hội của Influencer như Facebook, Instagram, YouTube và các trang web; kênh offline bao gồm việc tham gia sự kiện, chụp hình sản phẩm, và giao lưu cùng cộng đồng.

chiến lược Influencer Marketing
Lập kế hoạch sản xuất và phân phối nội dung

Kế hoạch đăng tải nội dung trên kênh Digital Marketing cần xác định chi tiết về platform, thời gian, công cụ và tần suất đăng tải. Đối với kênh offline, thời gian cũng là một yếu tố quan trọng, vì lịch trình của Influencer có thể thay đổi và ảnh hưởng đến sự xuất hiện của họ.

Đo lường, đánh giá hiệu quả

Đo lường bao gồm ba nhóm chính:

  • Output: Số lượng nội dung đã thỏa thuận và sản xuất, được kiểm tra thông qua làm việc trực tiếp với Influencer.
  • Outcome: Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số như mức độ nhận biết, tương tác, và hành động, cũng như so sánh tỷ lệ Earned Media và Paid Media để đánh giá sức lan tỏa tự nhiên của nội dung.
  • Mục tiêu truyền thông: Chỉ số được đo lường thông qua báo cáo Brand Health Tracking và Social Listening để đánh giá mức độ ảnh hưởng và tương tác của chiến dịch.
Đo lường, đánh giá hiệu quả Influencer Marketing
Đánh giá hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất

Việc đánh giá kỹ lưỡng từng Influencer sẽ giúp rút ra bài học cho các chiến dịch Social Influencer Marketing tương lai, giúp nâng cao hiệu suất và tác động của chiến dịch.

Các tiêu chí giúp đánh giá và lựa chọn Influencer 

Hiện nay là thời kỳ bùng nổ của ngành công nghiệp Influencer Marketing. Bên cạnh đó thị trường cũng có nhiều Influencer ảo, mua follow để nâng cấp kênh. Do đó việc nhận định và lựa chọn Influencer sẽ khó khăn hơn với doanh nghiệp. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đánh giá từ đó đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn:

  • Reach: Được đo bằng số lượng người theo dõi của Influencer trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc cứ chọn Influencer có số lượng fan lớn thì sẽ đảm bảo thành công. Doanh nghiệp cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác như khả năng tương tác và tiếp cận khách hàng, v.v…
tiêu chí giúp đánh giá và lựa chọn Influencer 
Tìm kiếm Influencer phù hợp cho doanh nghiệp
  • Relevance: Đo lường sự tương quan giữa định vị của Influencer và hình ảnh thương hiệu. Tiêu chí này có thể thể hiện qua các yếu tố như: thương hiệu cá nhân (quan niệm sống, phong cách, phát ngôn), thông tin nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, lĩnh vực hoạt động), content mà họ chia sẻ, đối tượng người hâm mộ.
  • Resonance: Đo lường mức độ tương tác của người theo dõi với nội dung mà Influencer tạo ra.
  • Sentiment: Chỉ số này rất quan trọng, đo lường nó cho thấy ảnh hưởng mà Influencer mang lại đến tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu (brand love).

Việc tìm kiếm Influencer phù hợp cho doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có kinh nghiệm chuyên sâu thì mới biết cách áp dụng các xu hướng Influencer Marketing sao cho hiệu quả.

 

Do đó, bạn hãy liên hệ ngay với anh Nguyễn Đình Nghĩa, một chuyên gia Performance Marketing đã có hơn 12 năm kinh nghiệm. Anh đã triển khai rất nhiều chiến dịch Viral Influencer Marketing cho nhiều doanh nghiệp lớn như Waodate, Oslo Club, Natrix Bar. Ngoài ra, anh còn có sự nhạy bén, biết cách đón đầu các xu hướng mới để ứng dụng hiệu quả vào các chiến dịch.

Nghuyễn Đình Nghĩa
Tư vấn triển khai Influencer Marketing thành công

Hãy đặt lịch hẹn ngay với anh Nghĩa qua ứng dụng Askany để được tư vấn chi tiết:

  • https://askany.com/performance-marketing/nghia
  • Giá tư vấn: 250.000 đồng/15 phút.
  • Đặt hẹn từ thứ 2 - thứ 6, 13 - 17 giờ.

 

Thông qua những nội dung trên bạn đã biết được Influencer Marketing là gì và cách triển khai như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình thực hiện bạn có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Làm sao để lựa chọn Influencer, cách làm việc với họ, cũng như giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xảy ra trong quá trình hợp tác không phải là chuyện đơn giản.

Vì vậy, bạn hãy liên hệ với chuyên gia Marketing nhiều năm kinh nghiệm tại Asknay để được hướng dẫn trước khi triển khai. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thực hiện chiến dịch một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng