Thủ tục chia tài sản khi ly hôn theo quy định mới nhất 2024

Thủ tục chia tài sản khi ly hôn theo quy định mới nhất 2024

14/08/2024

1588

0

Chia sẻ lên Facebook
Thủ tục chia tài sản khi ly hôn theo quy định mới nhất 2024

Chia tài sản khi ly hôn là thủ tục tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất của các cặp vợ chồng vừa tan vỡ trong hôn nhân. Những mất mát của họ thông thường đến từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp hoặc không có luật sư tư vấn cho mình. Vì thế mà ở bài viết sau, Topchuyengia sẽ giải thích cụ thể và đầy đủ nhất cho bạn về các quy định phân chia tài sản sau khi ly hôn theo đúng bộ luật Hôn nhân Gia đình ở nước ta hiện nay.

 

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Việc phân chia tài sản khi ly hôn trước hết sẽ ưu tiên thực hiện theo thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Trong trường hợp cả hai không đạt được thỏa thuận với nhau thì Tòa án sẽ can thiệp giải quyết theo quy định của các Điều 59, 60, 61, 62, 63 và 64 luật hôn nhân gia đình mới nhất 2014. Lúc này, việc giải quyết phân chia tài sản sẽ được áp dụng theo các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc chia đôi

Nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn
Nguyên tắc chia đôi

Tài sản của vợ chồng được chia đôi dựa theo các yếu tố:

  • Hoàn cảnh gia đình của vợ và chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ và chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng được xem như lao động tạo ra thu nhập cho gia đình.
  • Hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp của các bên được bảo vệ để có điều kiện tạo ra thu nhập.
  • Lỗi vi phạm về quyền và nghĩa vụ vợ chồng trong quan hệ hôn nhân của các bên.

Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật

Tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, nếu như không thể chia bằng hiện vật thì mới chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị cao hơn thì phải hoàn trả cho bên còn lại phần giá trị chênh lệch.

Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc về người đó

Nguyên tắc chia tài sản riêng
Nguyên tắc chia tài sản riêng

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, ngoại trừ trường hợp phần tài sản riêng đã được sáp nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp này, bên không nhận được tài sản sẽ được bên còn lại thanh toán phần giá trị tài sản mà mình đã có công sức đóng góp vào khối tài sản chung.


Để đảm bảo quyền lợi của bản thân trong việc chia tài sản khi ly hôn một cách tốt nhất cho dù bạn không hiểu biết quá nhiều về các điều luật, bạn hãy liên hệ ngay với các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trên Askany. Các chuyên gia pháp lý ở Askany đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn chia tài sản thành công.

Tài sản chung và tài sản riêng trong hôn nhân là gì?

Tài sản chung

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014, tài sản chung sẽ bao gồm những loại tài sản sau:

  • Tài sản mà vợ, chồng tạo ra, thu nhập được do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản riêng

Căn cứ theo quy định tại  Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, luật hôn nhân gia đình tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau:

  • Tài sản mà mỗi bên có được trước khi kết hôn.
  • Tài sản được thừa kế, cho tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản chia riêng cho vợ, chồng được quy định tại Điều 38, 29 và 40 Luật hôn nhân gia đình 2014.
  • Tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.
  • Tài sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng theo quy định pháp luật:
    • Tài sản về sở hữu trí tuệ.
    • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    • Khoản trợ cấp và ưu đãi mà vợ, chồng nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với những người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn với nhân thân của vợ, chồng.
  • Tài sản được tạo ra từ tài sản cá nhân của vợ, chồng là tài sản riêng của họ.
  • Hoa lợi và lợi tức hình thành từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của từng vợ, chồng, trừ khi có sự thỏa thuận khác.
  • Tài sản mà hai vợ chồng đã thoả thuận là tài sản riêng.

Quy trình giải quyết tranh chấp có thể phức tạp và khó khăn, do các bên cần phải có đầy đủ kiến thức pháp luật và kinh nghiệm để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Liên hệ với chuyên gia trên ứng dụng Askany để được tư vấn miễn phí ngay tại đây.

Thủ tục chia tài sản khi ly hôn theo quy định pháp luật

Đầu tiên, bạn cần lưu ý rằng luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam luôn ưu tiên hình thức tự hòa giải giữa các cá nhân. Nghĩa là, nếu vợ chồng có thể tự phân chia tài sản sau khi ly hôn với nhau, họ không cần ra tòa nữa. Họ chỉ cần xác nhận đã ly hôn tại UBND xã, phường nơi họ sinh sống là hoàn tất thủ tục. Còn nếu không thể tự thương lượng với nhau, các bên bắt buộc phải ra tòa. Thủ tục chia tài sản khi ly hôn tại tòa án gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện (còn gọi là nguyên đơn) chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, gồm các loại giấy tờ sau:

  • Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật
  • Bản sao có công chứng CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của cả vợ và chồng
  • Bản kê khai có công chứng các tài sản đang được tranh chấp. Đi kèm với đó là các giấy tờ, tài liệu chứng minh đó là tài sản chung hay tài sản riêng.
  • Bản sao đơn quyết định ly hôn
thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản ly hôn
Thủ tục chia tài sản khi ly hôn theo quy định pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

Trong trường hợp tranh chấp tài sản, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận/huyện tại nơi vợ chồng cư trú. Sau khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ triệu tập hai bên để tiến hành xét xử và giải quyết tranh chấp tài sản.

Như đã nêu, Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản chung khi giải quyết tranh chấp tài sản. Tuy nhiên, Tòa án sẽ cân nhắc thêm các yếu tố sau:

  • Hoàn cảnh gia đình và thu nhập của cả hai bên, bao gồm cả gia đình của họ.
  • Công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, và phát triển tài sản chung. Tòa án cũng xem xét lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng tương đương với lao động có thu nhập.
  • Đảm bảo lợi ích của mỗi bên trong việc sản xuất, kinh doanh và duy trì nghề nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp tục lao động và tạo thu nhập.
  • Các vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân của cả hai bên.

Sau khi xem xét các yếu tố này, Tòa án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc phân chia tài sản chung. Tài sản riêng của mỗi người sẽ vẫn được giữ nguyên. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng.

Bước 3: Toà án giải quyết vụ án

  • Tòa án có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ vụ án và tiến hành thủ tục ly hôn giải quyết, mở phiên tòa bắt đầu xét xử.
  • Thời gian giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn khoảng 4 đến 6 tháng, tùy thuộc vào đối tượng của tài sản và mức độ phức tạp của vụ việc.

Dựa vào cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 35, Điều 37, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 146, 191, 195, 469, 470 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và điều 127 của bộ Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp về việc chia tài sản khi ly hôn

Án phí chia tài sản khi ly hôn là bao nhiêu?

Khi cần Tòa án quyết định việc phân chia tài sản khi ly hôn, hai vợ chồng sẽ phải nộp một khoản án phí, được gọi là phí định giá tài sản. Mức án phí này sẽ được tính dựa trên tổng giá trị khối tài sản chung của hai người. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết mức án phí quy định theo luật về chia tài sản khi ly hôn:

Tổng giá trị tài sản tranh chấp Án phí
Dưới 6 triệu 300.000 đồng
6 triệu đến 400 triệu 5% giá trị tài sản tranh chấp
400 triệu đến 800 triệu 4% giá trị tài sản tranh chấp + 20 triệu, tối đa 400 triệu
800 triệu đến 2 tỷ 3% giá trị tài sản tranh chấp + 36 triệu, tối đa 800 triệu
2 tỷ đến 4 tỷ 2% giá trị tài sản tranh chấp + 72 triệu, tối đa 2 tỷ
Trên 4 tỷ 0,1% giá trị tài sản tranh chấp + 112 triệu, tối đa 4 tỷ

Án phí này sẽ được chia đều cho cả hai bên. Người yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp sẽ tạm ứng trước khoản phí. Sau khi phiên tòa kết thúc, cả hai sẽ hoàn tất việc thanh toán số tiền còn lại.

Khi ly hôn chia tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

Khi ly hôn, việc chia tài sản của vợ chồng được quy định tại Điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định này, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đều, có xét đến công sức đóng góp của mỗi người. Tài sản chung bao gồm: tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân (trừ tài sản được thừa kế, tặng cho riêng hoặc có từ tài sản riêng), và lợi nhuận, thu nhập từ tài sản riêng cũng được tính là tài sản chung.

Khi ly hôn chia tài sản chung của vợ chồng như thế nào?
Khi ly hôn chia tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

Có bắt buộc vợ chồng thỏa thuận tự chia tài sản ly hôn không?

Việc chia tài sản khi ly hôn không bắt buộc phải do tòa án giải quyết. Vợ chồng có thể tự thỏa thuận về cách chia tài sản chung và tài sản riêng. Tòa án chỉ can thiệp khi một trong hai người yêu cầu và không tự thỏa thuận được. Vì vậy, tốt nhất là vợ chồng nên tự thỏa thuận để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian giải quyết ly hôn tại tòa. Chỉ nên nhờ tòa phân chia tài sản khi cả hai không thể tự đồng ý với nhau.

Trên đây là toàn bộ các quy định về việc chia tài sản khi ly hôn và những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp giữa vợ chồng sau khi đã ly dị. Việc chia tài sản trong các vụ ly hôn là một vấn đề phức tạp, đặc biệt khi bạn không am hiểu về luật pháp, có thể dẫn đến nhiều bất lợi về quyền và lợi ích của bản thân. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các luật sư giàu kinh nghiệm về luật hôn nhân gia đình tại Askany, nơi họ luôn sẵn sàng giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất.

Tôi là Bảo Linh - một người có niềm đam mê lớn với các lĩnh vực nhân sự, du lịch, cuộc sống và nghệ thuật, mình sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích dựa trên trải nghiệm thực tế. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này để tăng cơ hội phát triển bản thân, hãy cùng theo dõi các bài viết của mình tại Topchuyengia.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng