MongoDB là gì? MongoDB có những tính năng nổi bật nào?

MongoDB là gì? MongoDB có những tính năng nổi bật nào?

20/05/2024

437

0

Chia sẻ lên Facebook
MongoDB là gì? MongoDB có những tính năng nổi bật nào?

MongoDB là gì? MongoDB là một trong những cơ sở dữ liệu phi quan hệ (NoSQL) được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, MongoDB nổi tiếng với nhiều tính năng vượt trội, hỗ trợ người dùng truy vấn, phân tích và cập nhật dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia để cập nhật chi tiết các thông tin về MongoDB.

 

Nếu bạn muốn tận dụng triệt để các tính năng vượt trội của MongoDB cho quá trình làm việc với dữ liệu, hãy trực tiếp tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn Data Analyst giỏi và uy tín hàng đầu của Askany. Bằng kinh nghiệm phong phú về việc phân tích data, họ sẽ cho bạn những lời khuyên cụ thể về cách sử dụng công cụ này đúng nhất.

 

MongoDB là gì?

MongoDB là gì?
MongoDB là gì?

MongoDB là phần mềm cơ sở dữ liệu mã nguồn mở dạng NoSQL, được phát triển bởi MongoDB Inc ra mắt lần đầu vào tháng 2 năm 2009 và được quản lý theo SSPL (Server Side Public License). MongoDB được thiết kế với mục đích hỗ trợ các nền tảng lập trình theo kiểu hướng đối tượng.

 

MongoDB lưu trữ dữ liệu dưới dạng tài liệu JSON, điều này cho phép các ứng dụng thực hiện lưu trữ và truy vấn dữ liệu linh hoạt, hiệu quả. Ngoài ra, MongoDB cung cấp các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như Java, Python, Scala là gì, Ruby, PHP,... nhằm giúp người dùng có thể tạo ứng dụng bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, giúp hiểu rõ hơn về Data Analyst là gì.

Những tính năng nổi bật của MongoDB

Truy vấn Ad hoc

Truy vấn Ad hoc Analysis là gì? Được đánh giá là tính năng hữu ích nhất của MongoDB. Tính năng này hỗ trợ các trường, truy vấn phạm vi và truy xuất biểu thức để trả về những trường tài liệu cụ thể như JavaScript do người dùng xác định hoặc trả lại những mẫu kết quả có kích thước cụ thể.

Khả năng nhân rộng

Tính năng nhân rộng của MongoDB
Tính năng nhân rộng của MongoDB

Khả năng nhân rộng hay còn được gọi là nhân bản, đây là tính năng giúp người dùng tự động sao lưu dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được toàn vẹn và tránh được các sự cố mất mát trong quá trình xử lý.

 

Đặc biệt, MongoDB còn hỗ trợ phân chia thứ cấp bản sao như sau:

  • Bản sao chính được sử dụng để đọc và ghi dữ liệu cùng lúc với bản gốc.
  • Bản sao thứ cấp sử dụng bản sao tích hợp để duy trì dữ liệu trên bảo sao chính của bản gốc.

Sao lưu và phục hồi

MongoDB cung cấp tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu nhanh chóng, linh hoạt. Nó cho phép người dùng lưu trữ các bản sao dữ liệu và phục hồi chúng trong các trường hợp xảy ra sự cố.

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Giới hạn kích thước Collection

Tính năng giới hạn kích thước Collection của MongoDB
Tính năng giới hạn kích thước Collection của MongoDB

MongoDB hỗ trợ các Collection giới hạn để đảm bảo những tài liệu cũ bị xóa khi dữ liệu vượt quá mức cho phép mà không cần người dùng phải sử dụng bất kỳ câu lệnh điều khiển nào.

Duy trì hoạt động khi có lỗi

Thông qua Sharding, MongoDB cho phép người dùng chọn một Shard Key để xác định được những Data phân phối trong Collection. Điều này giúp dữ liệu có thể chạy trên nhiều máy chủ, cân bằng tải và thực hiện sao chép đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ngay cả khi có lỗi.

Bảo mật

Tính năng bảo mật của MongoDB
Tính năng bảo mật của MongoDB

MongoDB mang lại sự bảo mật tuyệt đối, bao gồm chứng thực người dùng (User Authentication), kiểm soát quyền truy cập (Access Control) và mã hoá dữ liệu (Data Encryption).

Xem thêm các bài viết khác:

Cơ chế hoạt động của MongoDB

Cơ chế hoạt động của MongoDB
Cơ chế hoạt động của MongoDB

MongoDB hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu phi quan hệ, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng tài liệu JSON trong Collections và Documents. Do đó, mối quan hệ của Database, Collections và Documents được mô tả như sau:

  • Database lưu trữ dữ liệu trong các Collections, mỗi Collection chứa nhiều Documents có cấu dữ liệu tùy ý.
  • Khi Documents có trong Collections, các Documents này sẽ chứa dữ liệu mà bạn muốn lưu trữ trong Database của MongoDB. Mỗi Document sẽ chứa rất nhiều fields dữ liệu và mỗi field dữ liệu sẽ được định danh theo tên, cũng như có giá trị tương ứng.
  • Các Documents được tạo thông qua việc sử dụng các fields. Các fields này là các key-value pair trong tài liệu tương tự như các cột trong Database. Giá trị các fields có thể thuộc bất kỳ loại dữ liệu BSON nào, chẳng hạn như double, boolean, string,...

Khi nào nên sử dụng MongoDB?

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, MongoDB sẽ được sử dụng, việc này nhằm đảm bảo các tiềm năng và ưu điểm của hệ cơ sở dữ liệu này được khai thác đúng cách. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng MongoDB mà bạn cần biết:

  • Khi trang web được thêm vào tính chất Insert.
  • Khi có yêu cầu truy vấn dữ liệu lớn nhanh chóng.
  • Khi người dùng cần tìm kiếm dữ liệu trong bộ nhớ gồm nhiều loại thông tin khác nhau.
  • Khi máy chủ của người dùng không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Ưu và nhược điểm của MongoDB

Ưu điểm

Ưu điểm của MongoDB
Ưu điểm của MongoDB

Một số ưu điểm mà MongoDB mang lại cho người dùng có thể kể đến như:

  • Là một hệ thống cơ sở dữ liệu phi quan hệ, MongoDB có khả năng lưu trữ dữ liệu mọi lúc mọi nơi mà không cần phải tuân theo một mô hình quan hệ cụ thể nào.
  • Nhờ tính năng Sharding cho phép chia nhỏ dữ liệu thành nhiều phần và lưu trữ trên nhiều máy chủ, cho nên MongoDB được đánh giá rất cao với khả năng mở rộng.
  • MongoDB có thể đáp ứng những yêu cầu truy vấn dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn so với các hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống.
  • MongoDB cung cấp tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu, điều này giúp người dùng tránh được những rủi ro tiềm ẩn cho dữ liệu của mình.
  • MongoDB có thể tích hợp dễ dàng với các Big Data Hadoop.
  • MongoDB cung cấp công cụ quản lý dữ liệu trực quan để người dùng tối ưu hoá hiệu suất làm việc.

Nhược điểm

Nhược điểm của MongoDB
Nhược điểm của MongoDB

Song song với những ưu điểm, MongoDB cũng tồn tại những hạn chế nhất định:

  • MongoDB cần sử dụng bộ nhớ cao để có thể lưu trữ dữ liệu.
  • Người dùng không được phép lưu trữ vượt mức 16MB data trong tài liệu khi sử dụng MongoDB.
  • Trong BSON, Data Nesting bị hạn chế, do đó người dùng không được phép nest data quá 100 cấp độ.

Như vậy, bài viết này đã giải thích MongoDB là gì cùng với những thông tin quan trọng khác. Có thể thấy rằng, MongoDB là một công cụ hữu ích giúp các Data Analyst dễ dàng quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn khi sử dụng MongoDB, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia DA tại ứng dụng Askany để được cung cấp những lời khuyên chất lượng về công cụ này, từ đó tối ưu hoá quá trình làm việc với dữ liệu một cách hiệu quả và linh hoạt.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng