Scala là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản về Scala
20/05/2024
560

Scala là gì? Scala là một ngôn ngữ lập trình sở hữu nhiều ưu điểm và tiềm năng vượt trội, được rất nhiều lập trình viên và nhà phân tích dữ liệu áp dụng cho các dự án của mình. Hơn nữa, Scala còn được xem như công cụ hỗ trợ framework phát triển các ứng dụng và dịch vụ hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về Scala và những ứng dụng của ngôn ngữ này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia.
Scala sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt, điều này mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho ngành phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, bạn cần biết cách tận dụng nguồn tài nguyên này hợp lý, hiệu quả. Giải pháp tốt nhất bạn có thể cân nhắc là tham khảo ý kiến của các chuyên gia đào tạo Data Analyst đầu ngành tại ứng dụng Askany. Họ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về Scala dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân.
Scala là gì?

Scala là ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình được phát triển bởi Nhà khoa học máy tính người Đức - Martin Odersky vào năm 2003. Scala chạy trên nền máy ảo Java cho phép người dùng sử dụng các công cụ và thư viện Java có sẵn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ này còn có thể chạy trên .NET, nhưng vẫn chưa được ổn định.
Ngôn ngữ Scala được thiết kế tích hợp các tính năng của lập trình hàm và lập trình hướng đối tượng như kế thừa, ghi đè phương thức, đa hình. Ngoài ra, Scala còn sở hữu các tính năng mạnh mẽ khác như hàm bậc cao, cộng hưởng, kiểu động, tính toán song song,... Khi hiểu rõ được ngôn ngữ Scala bạn sẽ dễ dàng vào việc Data Analyst là làm gì.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Ngôn ngữ lập trình Python là gì? Ứng dụng Python vào thống kê dữ liệu.
- Lộ trình học Python nhanh chóng cho người mới.
- SQL Server là gì? Cách tải và cài đặt.
Ưu và nhược điểm của Scala
Ưu điểm

Hiện nay, Scala đang trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình được nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng. Những ưu điểm vượt trội của Scala có thể kể đến như sau:
- Scala có khả năng giảm kích thước của code xuống 2 - 3 lần so với Java, điều này giúp ngôn ngữ trở nên ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích hơn.
- Scala được thiết lập và trang bị hệ thống phát hiện và tránh các lỗi để người dùng kịp thời chỉnh sửa.
- Scala sở hữu tính năng mở rộng cao, cung cấp một ngôn ngữ độc đáo và có thể thêm vào thư viện nhanh chóng, điều này giúp người dùng dễ dàng sử dụng các hàm có sẵn trong thư viện.
- Scala cung cấp nhiều framework tốt, hỗ trợ người dùng tự bổ sung vào thư viện của mình và sử dụng linh hoạt.
Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, cũng như bao ngôn ngữ lập trình khác, Scala cũng có những điểm hạn chế nhất định. Bao gồm:
- Dù sở hữu nhiều tính năng ấn tượng, nhưng Scala có cấu trúc khá phức tạp, điều này khiến người bắt đầu khó học và sử dụng.
- Scala là ngôn ngữ lập trình chạy trên nền tảng Java, do đó nó sẽ có hiệu năng thấp hơn so với Java.
- Scala vẫn có khá mới trong thế giới lập trình, chính vì vậy nguồn tài liệu của ngôn ngữ này khá hạn hẹp và không phổ biến bằng những ngôn ngữ khác.
- Vì có cú pháp phức tạp nên thời gian biên dịch của Scala sẽ lâu hơn các ngôn ngữ lập trình khác.
Xem thêm các bài viết khác:
- Data Engineer là gì? Công việc cụ thể của Data Engineer là gì?
- Cách tạo Dashboard trong Excel nhanh chóng, hiệu quả.
- Customer Data Platform (CDP) là gì? Đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tính ứng dụng của Scala

Sự ra đời của Scala đã mang lại lợi ích cho rất nhiều lĩnh vực. Với sự ngắn gọn và súc tích, người dùng không phải mất quá nhiều thời gian để sử dụng Scala viết code như Java. Thêm vào đó, Scala còn tích hợp API mạnh mẽ để sử dụng linh hoạt với mọi môi trường, từ đó tạo ra đa dạng sản phẩm trong lập trình ứng dụng. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể được triển khai bởi ngôn ngữ lập trình Scala:
- Phát triển web: Scala cung cấp nhiều framework nổi tiếng như Lift, Play và Scalatra hỗ trợ phát triển các ứng dụng và dịch vụ web hiệu quả.
- Big Data: Scala được sử dụng rất phổ biến trong những dự án xử lý dữ liệu lớn, chẳng hạn như Apache Spark là gì.
- Machine learning: Scala được áp dụng nhiều trong các dự án học máy, ví dụ như Apache Mahout và Apache PredictionIO.
- Phát triển Game: Ứng dụng phổ biến nhất không thể không kể đến của Scala là phát triển game, bạn có thể tham khảo scripting của game Minecraft được viết bằng Scala.
Hướng dẫn cài đặt Scala
Trong phần này, Topchuyengia sẽ hướng dẫn bạn các bước install Scala cho hệ điều hành Windows:
Bước 1: Vì Scala chạy trên nền tảng Java, cho nên, trước tiên bạn cần tải xuống và cài đặt Java Development Kit (JDK) cho máy tính của mình. Bạn có thể tải phần mềm này tại trang chủ của Oracle hoặc OpenJDK.
Bước 2: Bạn tải xuống Scala 2.11.7 và bấm Run để tiến hành download file.

Bước 3: Lúc này một hộp thoại hiện ra, bạn nhấp chọn Next để chuyển đến giao diện End-User License Agreement. Bạn kéo xuống dưới và tick chọn ô “I accept the terms in the License Agreement”.

Bước 4: Tiếp theo, tại giao diện Custom setup, nếu bạn muốn thay đổi location thì hãy lựa chọn thư mục muốn cài đặt, còn không thì bấm Next.

Bước 5: Tại hộp thoại Ready to install Scala Programming Language Distribution, bạn nhấp vào nút Install và chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất, bấm vào Finish.

Bước 6: Sau khi Scala đã được tải về máy, bạn bắt đầu cài đặt path bằng cách vào My Computer → Properties → Advanced System setting → Environment Variable → Select Path → Edit.
Bước 7: Cuối cùng, bạn đã có thể làm việc với Scala. Lưu ý viết Scala ở chế độ command-line.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết Scala là gì, cũng như những thông tin quan trọng khác như ưu và nhược điểm, tính ứng dụng, cách cài đặt Scala. Bên cạnh đó, trong quá trình cài đặt hoặc làm việc với Scala, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy trực tiếp liên hệ với các chuyên gia DA nhiều năm kinh nghiệm của Askany để được tư vấn 1:1 và hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng các tính năng ưu việt của Scala phục vụ cho công việc Data Analyst.
0