RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH (DID) NGUY HIỂM THẾ NÀO ?

RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH (DID) NGUY HIỂM THẾ NÀO ?
Hằng Nguyễn

06/02/2023

861

0

Chia sẻ lên Facebook
RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH (DID) NGUY HIỂM THẾ NÀO ?

Rối loạn đa nhân cách hay còn gọi là rối loạn nhận dạng phân li (DID) là dạng rối loạn nặng và khó gặp nhất. Bệnh này thường xuất hiện ở các quốc gia châu Âu, Mỹ hơn là ở khu vực châu Á. Tuy nhiên ở Việt Nam, cũng đã có một vài bệnh nhân gặp phải chứng rối loạn này. Vậy bạn đã biết rối loạn đa nhân cách là gì? Yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị ra sao? Nếu chưa, hãy cùng Topchuyengia khám phá trong bài viết dưới đây. 

 

Bạn đọc nên lưu ý rằng, những thông tin trong bài được tổng hợp từ các bác sĩ chuyên khoa tâm lý từ các báo cáo ca bệnh cũng như một số trang web nghiên cứu nước ngoài uy tín. Nhưng nó chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin y khoa chứ không thể dựa vào đây để tự chẩn đoán và điều trị. Chẩn đoán bệnh rối loạn đa nhân cách cần được xác định qua quá trình thăm khám, theo dõi và loại trừ các yếu tố liên quan đến sử dụng chất kích thích hay các bệnh lý khác của cơ thể. Nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người xung quanh đang gặp phải dạng rối loạn nguy hiểm này, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ của chúng tôi qua ứng dụng Askany. 

Rối loạn đa nhân cách (Dissociative Identity Disorder - DID) là gì ?

Rối loạn nhân cách phân ly (Dissociative Identity Disorder - DID), hoặc rối loạn nhân dạng phân ly là sự hiện diện của ít nhất 2 nhân cách khác nhau ở một người. Do vậy, nó còn được gọi là rối loạn đa nhân cách.

 

Có một số tình trạng liên quan đến rối loạn này bao gồm trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), rối loạn sử dụng chất, rối loạn nhân cách ranh giới, hành vi tự hủy hoại hoặc rối loạn lo âu và rối loạn chuyển di hoặc rối loạn dạng cơ thể.

Rối loạn đa nhân cách
Tỷ lệ hiện mắc DID ước tính trên toàn cầu là khoảng 5%

Tỷ lệ hiện mắc DID ước tính trên toàn cầu là khoảng 5% người bệnh tâm thần điều trị nội trú, 2 - 3% người bệnh ngoại trú và 1% dân số chung. Nhưng hiếm khi được báo cáo ở châu Á nên một số tác giả cho rằng DID có mối liên quan đến văn hóa.

 

Tỷ lệ mắc DID khoảng 0 - 0,5% ở Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc. Tại Việt Nam hiện có rất ít báo cáo ca bệnh cũng như nghiên cứu dịch tễ liên quan đến rối loạn tâm lý đa nhân cách.

Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách DID

Rối loạn đa nhân cách thường xảy ra ở những người trải qua căng thẳng hoặc chấn thương quá mức trong thời thơ ấu.

 

Trẻ em không được sinh ra với ý thức về một bản sắc thống nhất, tính cách của chúng được phát triển từ nhiều nguồn và kinh nghiệm trong suốt quá trình trưởng thành. Ở một số trẻ đặc biệt, nhiều phần tính cách đáng lẽ phải kết hợp với nhau nhưng các tính cách này lại tách biệt. Những trẻ bị lạm dụng nghiêm trọng (về thể chất, tình dục hoặc cảm xúc) và không nhận được sự quan tâm, bị bỏ bê trong thời thơ ấu cũng dễ dàng mắc chứng rối loạn đa nhân cách (con số lên đến 90% ở Mỹ, Canada và châu Âu).

 

Một số bệnh nhân có thể không bị lạm dụng thời thơ ấu nhưng đã trải qua một sự mất mát từ nhỏ (chẳng hạn như cái chết của bố mẹ), bệnh y tế nghiêm trọng hoặc các sự kiện căng thẳng quá mức khác.

rối loạn đa nhân cách did
Rối loạn đa nhân cách thường xảy ra ở những người trải qua căng thẳng

Trái ngược với hầu hết những đứa trẻ có tuổi thơ hạnh phúc, gắn kết với bạn bè và có mối quan hệ gia đình tốt đẹp, những đứa trẻ bị ngược đãi có thể trải qua các giai đoạn trong đó những nhận thức, ký ức và cảm xúc khác nhau về trải nghiệm cuộc sống của chúng bị tách biệt.

 

Theo thời gian, những đứa trẻ như vậy có suy nghĩ thoát khỏi sự ngược đãi ngày càng tăng đó bằng cách “rời đi”. Nghĩa là, bằng cách cố tách mình ra khỏi môi trường khắc nghiệt mà chúng đang trải qua, hoặc bằng cách rút lui vào tâm trí của bản thân.

 

Mỗi giai đoạn phát triển hoặc trải nghiệm đau thương có thể được dùng để tạo ra một bản sắc, một tính cách khác nhau. Trong các bài kiểm tra tâm lý tiêu chuẩn, những người mắc chứng rối loạn này có điểm số cao về khả năng dễ bị thôi miên và phân ly (khả năng mất trí nhớ, nhận thức hoặc nhận dạng của một người).

 

Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể dẫn đến rối loạn tâm thần đa nhân cách có thể do bệnh nhân gặp phải các vấn đề về thần kinh, não bộ như: chấn thương não, não thiếu chất serotonin,...

XEM THÊM:

Dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn đa nhân cách

Rối loạn đa nhân cách
Bệnh nhân thường không nhận ra sự thay đổi trong tính cách của chính mình

Bệnh nhân thường không nhận ra sự thay đổi trong tính cách của chính mình. Một số dấu hiệu điển hình của rối loạn đa nhân cách bao gồm:

  • Sự hình thành các nhân cách khác nhau: bệnh nhân thường có ít nhất hai nhân cách và khi bệnh tiến triển, số lượng nhân cách thường nhân lên gấp bội.
  • Khoảng trống trí nhớ: Bệnh nhân đôi khi gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những hành động và lời nói họ đã làm ở một nhân cách khác. Trong tâm trí của họ, đôi khi họ có những khoảng tối trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ quên trong khoảng thời gian đó.
  • Quên thông tin cá nhân: Quên tên, địa chỉ và công việc là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh. Khi bị như vậy, người bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. 
  • Sinh hoạt thất thường: Khi mỗi nhân cách khác nhau xuất hiện, bệnh nhân sẽ xuất hiện những lối sống khác nhau. Ví dụ, nhân cách bình thường của bệnh nhân sẽ khiến người đó đi ngủ vào ban đêm. Nhưng có một nhân cách khác khiến họ thường lái xe khoảng 80-160 km vào lúc trời tối.

Ngoài những biểu hiện chính trên, người rối loạn đa nhân cách có thể biểu hiện nhiều dấu hiệu tâm lý khác nhau như:

  • Trầm cảm
  • Lo lắng, hoảng loạn và mắc chứng ám ảnh
  • Ảo giác thính giác và thị giác
  • Rối loạn ăn uống
  • Cảm thấy OCD
  • Thay đổi tâm trạng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Muốn tự sát
  • Lạm dụng các chất kích thích
  • Triệu chứng rối loạn vận động: không thể vận động phần cơ thể của mình theo ý muốn, như đang bị kiểm soát. 
  • Tri giác sai thực tại - là một cảm giác rằng thế giới bên ngoài là xa lạ hoặc không có thực.
  • Triệu chứng phân ly vận động (mất vận động kéo dài khoảng 2 tuần, không tìm thấy bất thường khác trên lâm sàng và xét nghiệm)
  • Các triệu chứng giống như ảo thanh (nghe một hay nhiều giọng nói vang lên trong đầu hay bên tai)   
  • Giải thể nhân cách - là cảm giác tách rời chính bản thân
  • Giải thể nhân cách (quan sát hình ảnh của chính mình từ bên ngoài cơ thể)
  • Tri giác sai thực tại 
  • Mất trí nhớ

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thêm các triệu chứng như đau đầu, giảm trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, hôn mê…

Phân biệt rối loạn đa nhân cách và tâm thần phân liệt

Rối loạn đa nhân cách
Sai lầm trong phán đoán có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm khác

Sai lầm trong phán đoán có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu muốn hiểu rõ hơn về hai căn bệnh này, bạn có thể tham khảo những thông tin cơ bản dưới đây hoặc tốt nhất là nên tìm kiếm sự trợ giúp của các bác sĩ tại Askany.

 

Rối loạn đa nhân cách (Dissociative Identity Disorder)

Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
Định nghĩa

Là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi ít nhất hai nhân cách hoàn toàn khác biệt. Những nhân cách này sống trong cùng một cơ thể, xuất hiện vào những thời điểm khác nhau và không có ký ức về nhau.

Là một bệnh tâm thần nặng, thuộc nhóm loạn thần, thường có yếu tố mãn tính và phát triển dần dần. Những người bị tâm thần phân liệt thường trải qua ảo giác, ảo thị và ảo thanh, và có cảm giác như thể họ đang nghe thấy tiếng nói trong đầu.

Triệu chứng
  • Nhân cách mới dường như chi phối hoàn toàn hành vi và cảm xúc của bệnh nhân
  • Tùy thuộc vào mỗi loại nhân cách, nhưng nhìn chung, có cách nói chuyện rõ ràng, logic.  Có kẻ cực kỳ thông minh, lạnh lùng, miệng lưỡi sắc bén, cũng có kẻ tính cách nhút nhát khó diễn đạt thành lời.
  • Phong cách, ngôn ngữ hành động kỳ quặc
  • Có thể không ngủ được và gia tăng nguy cơ trầm cảm, gặp các vấn đề tâm lý khác
  • Các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, xuất hiện đột ngột và khó kiểm soát
  • Có thể xuất hiện sớm ngay từ nhỏ, trong thời kỳ hậu chấn thương và ít được chú ý đến
  • Ảo tưởng liên tục, xa rời thực tế
  • Lời nói lộn xộn, khó hiểu, phi logic
  • Khó thể hiện cảm xúc
  • Luôn trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng, muốn trốn chạy, không muốn giao tiếp và làm việc với bất kỳ ai
  • Mất ngủ mãn tính
  • Niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên không có thật
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời thường và có xu hướng rút lui dần khỏi cuộc sống
  • Các triệu chứng diễn ra thường xuyên và người bệnh hầu như luôn trong trạng thái lo lắng, hoang tưởng, sợ hãi
Nguyên nhân
  • Tuổi thơ bất hạnh 
  • Tai nạn thiên nhiên, động đất, sóng thần
  • Chấn thương não bộ
  • Não thiếu chất serotonin
  • Yếu tố di truyền 
  • Sự thay đổi cấu trúc não 
  • Sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não như dopamine và glutamate
  • Các yếu tố môi trường, stress, căng thẳng
  • Một số vấn đề trong giai đoạn mang thai (sinh con khi đã lớn tuổi, dùng thuốc ảnh hưởng đến thần kinh trẻ,...)

Điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách thế nào

Trị liệu tâm lý với các bác sĩ của Askany

Tâm lý trị liệu được cho là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cho chứng rối loạn nhân cách. Trong quá trình trị liệu tâm lý, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng nhau trò chuyện về các vấn đề, trạng thái cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Như vậy, bệnh nhân sẽ học được cách điều tiết cảm xúc và có phương tiện ứng xử trong từng vấn đề.

 

Việc sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu có thể được áp dụng cho chính bệnh nhân hoặc các mối quan hệ xung quanh bệnh nhân. Quá trình điều trị sẽ diễn ra chậm nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao cho sức khỏe bệnh nhân.

Điều trị rối loạn đa nhân cách
Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phân tâm để giải quyết căn bệnh tâm lý này

Theo y văn, điều trị cho người bệnh Rối loạn nhân cách dạng phân ly chia làm 3 giai đoạn

  1. Thiết lập biện pháp an toàn, ổn định và giảm nhẹ các triệu chứng. 
  2. Đối mặt, vượt qua và hòa nhập những ký ức đau thương. 
  3. Tích hợp và phục hồi nhân dạng.

Với người bệnh này, các bác sĩ của Askany áp dụng liệu pháp tâm lý cá nhân bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phân tâm để giải quyết những vấn đề về đau khổ tâm lý gây ra bởi nhân cách thứ hai.

 

Các bác sĩ và chuyên gia của Askany cũng cung cấp cho người bệnh hiểu biết về tình trạng của mình và trang bị kỹ năng đối phó; tìm kiếm, khuyến khích chia sẻ những sang chấn tâm lý; tìm kiếm ý nghĩa trong những trải nghiệm hồi tưởng và ký ức.

 

Sau khoảng thời gian điều trị, người bệnh đáp ứng tốt, giảm các triệu chứng lo lắng, đau khổ, nhận thức được những khó khăn và thiết lập những kỹ năng, kế hoạch đối phó. Bác sĩ của chúng tôi cũng tìm hiểu kĩ hơn về các đặc điểm của nhân cách thứ 2, giải quyết những xung đột mâu thuẫn giữa 2 nhân cách.

 

Có thể áp dụng quá trình điều trị nội trú giai đoạn 1, các giai đoạn tiếp theo được điều trị ngoại trú và theo dõi dài hạn.

Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt cụ thể để điều trị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, một số loại thuốc tâm thần có thể giúp điều trị các triệu chứng rối loạn nhân cách khác nhau. Ví dụ: thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định tâm trạng, thuốc chống loạn thần, thuốc giải tỏa lo âu, thuốc an thần, thuốc chống kích động,…

 

Rối loạn đa nhân cách cũng như các bệnh lý tâm thần nguy hiểm khác, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những tổn thất lớn cho sức khỏe của bệnh nhân. Chẳng hạn như mất khả năng và năng suất lao động, ảnh hưởng đến cuộc sống những người xung quanh, gây hại cho bản thân, tự tử, lạm dụng chất,... Do đó, nếu bạn hoặc người thân gặp phải những bất thường về mặt tính cách, hãy tìm các bác sĩ chuyên khoa của Askany để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng