Business Analyst vs Data Analyst: Giống và khác nhau như thế nào?

Business Analyst vs Data Analyst: Giống và khác nhau như thế nào?

20/05/2024

596

0

Chia sẻ lên Facebook
Business Analyst vs Data Analyst: Giống và khác nhau như thế nào?

Business Analyst vs Data Analyst là hai vị trí công việc có vai trò quan trọng trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và kinh doanh. Tuy nhiên không ít người vẫn nhầm lẫn và cho rằng cả hai có những điểm tương đồng về nhiệm vụ, kỹ năng và tính tương tác với người dùng. Trong bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ giúp bạn phân biệt được Business Analyst vs Data Analyst để có định hướng công việc đúng đắn hơn.

 

Nếu như bạn đang có ý định tìm hiểu Business Analyst vs Data Analyst, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu vì bị phân tâm với quá nhiều thông tin trên mạng xã hội. Trực tiếp liên lạc với các chuyên gia dạy Data Analyst tại Askany sẽ là cách tốt nhất để bạn vừa định hướng được con đường sự nghiệp, vừa có lời khuyên đúng nhất về lộ trình học Data Analysis và Business Analyst.

 

Business Analyst là gì?

Business Analyst là gì?
Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) được biết đến là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, có nhiệm vụ làm cầu nối giữa khách hàng với bộ phận kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm cải thiện những khó khăn trong quá trình vận hành và phát triển. Để làm được điều này, Business Data Analyst không chỉ có kiến thức về kinh doanh, kỹ năng về công nghệ, mà còn phải trang bị tốt các kỹ thuật định lượng để đáp ứng nhu cầu kiểm tra hiệu suất và tình hình của doanh nghiệp. Người làm BA có cần nắm rõ Gap Analysis là gì không?

 

Nếu bạn có nhu cầu liên hệ với các chuyên viên phân tích nghiệp vụ, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Data Analyst là gì?

Data Analyst là gì?
Data Analyst là gì?

Data Analyst là gì? Data Analyst hay chuyên viên phân tích dữ liệu là vị trí công việc có vai trò thu thập, phân tích, xử lý và chọn các thông tin có giá trị để dự đoán xu hướng hoặc xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Data Analyst ngày càng tăng cao, bởi với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường tiêu thụ, cũng như đối thủ cạnh tranh của mình. Big Data là gì? Cần nắm rõ được định nghĩa này sẽ dễ dàng phân tích, thống kê dữ liệu hơn cho doanh nghiệp,

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học dạy BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Những điểm giống nhau giữa Business Analyst vs Data Analyst

Cả Business Analyst vs Data Analyst đều được đánh giá cao về những đóng góp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Hai vị trí này tập trung vào việc sử dụng dữ liệu để cải thiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, các chuyên viên đảm nhận hai vị trí này cần phải có khả năng tư duy toán học, cũng như xử lý dữ liệu thông minh để làm tốt các đầu mục công việc được giao.

 

Về quy trình Data Analysis và Business sẽ có vài điểm khá tương đồng nhau.

 

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm là yếu tố mà bất kỳ Business Analyst và Data Analyst nào cũng cần phải có, ví dụ như sử dụng phần mềm hỗ trợ đúng cách, khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin đến các bộ phận khác,... Cụ thể đó là hiểu rõ về Data Visualization là gì sẽ giúp BA và DA rất nhiều.

Những điểm khác nhau giữa Business Analyst vs Data Analyst

Về vai trò, trách nhiệm

Về vai trò, trách nhiệm của BA và Data Analyst
Về vai trò, trách nhiệm của BA và Data Analyst

Trong khi Business Analyst có vai trò nghiên cứu quy trình kinh doanh để kịp thời đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu quả, đồng thời phân tích yêu cầu và tạo bản đặc tả chức năng để hướng dẫn cho các nhóm phát triển, thì Data Analyst lại tập trung thu thập, xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra xu hướng, thông tin có giá trị cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các Data Analyst còn có thực hiện báo cáo dựa trên các phân tích dữ liệu, điều này hỗ trợ đưa ra những quyết định đúng cho tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ

Như đã đề cập, Business Analyst sẽ thực hiện nghiên cứu quy trình kinh doanh, đề xuất và triển khai các giải pháp cần thiết, từ đó vạch ra định hướng tương lai cho tổ chức. Với vị trí Data Analyst, chuyên viên sẽ thực hiện xử lý, phân tích, xây dựng mô hình dữ liệu, dự đoán xu hướng tương lai và tối ưu hoá các quy trình liên quan một cách hiệu quả.

Về kỹ năng

Về kỹ năng của BA vs Data Analyst
Về kỹ năng của BA vs Data Analyst

Để làm tốt ở vị trí Business Analyst, bạn phải có kiến thức vững chắc về kinh doanh và khoa học dữ liệu, đồng thời trang bị các kỹ năng mềm như giao tiếp, phân tích, đàm phán và quản lý tốt. Trong khi đó, Data Analyst lại yêu cầu phần lớn người làm việc tại vị trí này phải hiểu rõ thống kê, mô hình hoá dữ liệu và thành thạo các thao tác kỹ thuật dữ liệu.

 

Tương tự BA vs DA thì kỹ năng của một Data Scientist là gì khá giống nhau về mặt dữ liệu.

Về tương tác với người dùng

Business Analyst tương tác chủ yếu với các bên liên quan trong tổ chức, đôi khi còn giao tiếp với người dùng và bộ phận kinh doanh. Trái lại, Data Analyst thường làm việc trực tiếp bộ phận kỹ thuật và đội ngũ phát triển, đặc biệt trong một số trường hợp họ sẽ phải tương tác với các bên liên quan để hiểu rõ hơn về yêu cầu phân tích dữ liệu.

Về mức lương

Về mức lương của BA vs Data Analyst
Về mức lương của BA vs Data Analyst

Thu nhập trung bình của một Business Analyst tại Việt Nam sẽ dao động trong khoảng 33 triệu VNĐ/ tháng với số năm kinh nghiệm từ 1 - 3 năm. Trong khi đó, với một Data Analyst cũng có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm thì mức lương sẽ khoảng 35 triệu VNĐ/ tháng. Có thể thấy rằng, mức lương giữa hai vị trí này không có sự chênh lệch quá lớn và mức lương trung bình có thể tăng cao hơn tùy theo trình độ và kinh nghiệm làm việc.

Bài viết trên đây đã so sánh Business Analyst vs Data Analyst đầy đủ và chi tiết. Mặc dù khác biệt về nhiều khía cạnh, nhưng cả hai vị trí này để có triển vọng nghề nghiệp hứa hẹn. Nếu như bạn quan tâm hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn về hai công việc này, đừng ngần ngại truy cập ứng dụng Askany để đặt lịch tư vấn 1:1 với các chuyên gia DA giàu kinh nghiệm, họ sẽ luôn hỗ trợ và cho bạn những lời khuyên về định hướng phù hợp cho con đường sự nghiệp.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng