Người chưa ly hôn hoàn toàn kết hôn với người khác có vi phạm pháp luật không?

Người chưa ly hôn hoàn toàn kết hôn với người khác có vi phạm pháp luật không?
Bảo Linh

14/08/2023

641

0

Chia sẻ lên Facebook
Người chưa ly hôn hoàn toàn kết hôn với người khác có vi phạm pháp luật không?

Người chưa ly hôn hoàn toàn kết hôn với người khác có vi phạm pháp luật không? Đối với nhiều người, họ coi việc ly thân cũng giống như ly hôn. Khi ly thân rồi thì họ sẽ nghĩ rằng mình đã được phép tìm hiểu và kết hôn với người khác. Nhưng thực sự việc đó có đúng quy định của pháp luật Việt Nam hay không? Hãy cùng xem các luật sư tư vấn hàng đầu chuyên về luật hôn nhân và gia đình hàng đầu tư vấn cho chúng ta về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

 

Thông tin dưới đây là nội dung đơn giản hóa rút ra từ bộ Luật hôn nhân và gia đình và luật Hình sự, không mang tính chất tư vấn các hành động pháp lý. Nếu cần giải quyết các vướng mắc pháp lý liên quan tới việc ly hôn và kết hôn, tốt nhất là bạn nên tư vấn riêng với một luật sư chuyên tư vấn luật hôn nhân gia đình. Ứng dụng Askany sẽ là một công cụ đắc lực để hỗ trợ bạn việc đó. Askany là nơi tập hợp danh sách các chuyên gia, chuyên viên pháp lý, luật sư hôn nhân gia đình mà bạn có thể dễ dàng đặt lịch tư vấn vào bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Tải ứng dụng Askany để liên hệ với một chuyên gia hôn nhân ngay!

 

Khi nào thì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng?

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng là quy tắc cơ bản nhất của bộ luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Pháp luật nhà nước đã quy định rõ là một người chỉ được phép kết hôn với một vợ một chồng mà thôi. Nếu người đã có vợ chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hoặc, người độc thân kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với một người đã có vợ hoặc chồng cũng vi phạm pháp luật như trên.

 

Vậy, người chưa ly hôn hoàn toàn kết hôn với người khác có vi phạm pháp luật không? Người chưa ly hôn hoàn toàn nghĩa là về mặt pháp lý vẫn đang trong một mối quan hệ hôn nhân cho nên việc đó là có vi phạm pháp luật. Vậy muốn ly hôn phải làm sao?

Phải làm gì khi vi phạm chế độ hôn nhân?

Phải làm gì khi vi phạm chế độ hôn nhân
Phải làm gì khi vi phạm chế độ hôn nhân?

Nếu phát hiện bản thân đang vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì bạn nên cắt đứt mối quan hệ đó càng sớm càng tốt vì đó là một mối quan hệ vi phạm pháp luật.

 

Nếu bạn đang ở trong một trường hợp cụ thể đặc biệt phức tạp và rối rắm, tốt nhất bạn nên hỏi đáp về luật hôn nhân gia đình một luật sư chuyên về hôn nhân và gia đình. Xem danh sách các luật sư sẵn sàng để tư vấn cho bạn trên ứng dụng Askany ngay tại đây. Xem thêm những trường hợp nào cấm kết hôn theo luật Hôn nhân gia đình Việt Nam.

Hành vi chung sống với người khác có vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình?

Như đã nói ở trên, việc vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình không chỉ áp dụng cho các trường hợp đăng ký kết hôn khi chưa hoàn tất thủ tục ly hôn với người khác mà còn áp dụng với các trường hợp chung sống như vợ chồng. Vì thế, hành vi chung sống với người khác như vợ chồng trong khi đã có vợ hoặc chồng là vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Phân chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Xử lý thế nào khi chồng cố tình vi phạm chế độ hôn nhân?

Dù cho người chồng hay người vợ cố tình vi phạm chế độ hôn nhân sẽ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các mức xử phạt khi vi phạm chế độ hôn nhân sẽ được các chuyên gia tư vấn luật hôn nhân gia đình ghi rõ hơn ở phần tiếp theo dưới đây.

Truy cứu trách nhiệm hình sự vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Truy cứu trách nhiệm hình sự vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Truy cứu trách nhiệm hình sự vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

 

Các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Mức phạt này cũng áp dụng cho các trường hợp khiến cho đối phương phải ly hôn hoặc tái vi phạm.

 

Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm các trường hợp vi phạm mà làm cho vợ chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát. Mức phạt này còn áp dụng cho các trường hợp tòa đã ra quyết định buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm nhưng vẫn tiếp tục duy trì hoặc tái vi phạm.

Tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Đa phần thủ tục ly hôn kéo dài là do tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con. Theo như các chuyên gia pháp lý tư vấn luật hôn nhân gia đình đến từ Askany, việc tranh chấp quyền nuôi con dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Ai sẽ mang lại điều kiện vật chất và tinh thần tốt nhất cho người con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi sẽ tự động do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không có khả năng nuôi con.
  • Con trên 7 tuổi sẽ có tiếng nói trong việc Tòa đưa ra quyết định ai là người có quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Người không giành được quyền nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cho tới khi đứa con đủ 18 tuổi.
  • Người giành quyền nuôi con có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền tiếp xúc và gặp gỡ của người cấp dưỡng.

Liên hệ tư vấn với các luật sư hôn nhân gia đình hàng đầu tại Askany, giá chỉ từ 100K

Hôn nhân và gia đình là hai yếu tố vô cùng quan trọng, giúp cấu thành nên một xã hội giàu mạnh. Đó cũng chính là lý do pháp luật có những chế độ bảo hộ chặt chẽ cho các mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Nếu như bạn có sự quan tâm đặc biệt và mong muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề này, hãy tìm đến các luật sư hôn nhân gia đình của ứng dụng Askany để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Dưới đây là top 3 luật sư giỏi và uy tín mà Topchuyengia muốn giới thiệu đến bạn:

Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại hiện đang công tác tại Công ty Luật Sống, một trong những công ty luật uy tín của tỉnh Cà Mau. Với kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ pháp lý dày dặn được tích lũy qua nhiều năm, luật sư Toại sở hữu khả năng phân tích và lập luận chuyên sâu, giúp nhiều khách hàng đạt được kết quả tốt nhất, cũng như đảm bảo các quyền lợi chính đáng của mình.

Luật sư Phương Đào

Luật sư Phương Đào
Luật sư Phương Đào 

Luật sư Phương Đào là thành viên thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang, đồng thời là pháp chế của TUTA Group. Cô có hơn 5 năm tư vấn pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, giúp nhiều khách hàng xử lý thành công các vụ ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài, phân chia tài sản, giành quyền nuôi con sau ly hôn, thừa kế, quyền cấp dưỡng,...

Luật sư Đào Thị Thu Phương

Luật sư Đào Thị Thu Phương
Luật sư Đào Thị Thu Phương

Luật sư Đào Thị Thu Phương là chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH INFINITY VIỆT NAM, đồng thời chị còn là Trưởng ban nhân sự Câu lạc bộ Lý Luận Trẻ, Kinh tế - Luật. Tính đến thời điểm hiện tại, luật sư Phương đã có hơn 3 năm làm tư vấn pháp lý cho các cá nhân và doanh nghiệp. Chuyên môn chính của luật sư là giải quyết các thủ tục ly hôn, di chúc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng,...

Trong bài viết trên, Topchuyengia đã mang tới cho bạn biết rõ câu trả lời về vấn đề người chưa ly hôn hoàn toàn kết hôn với người khác có vi phạm pháp luật không. Nếu bạn đang gặp vướng mắc pháp lý hay cần được tư vấn về luật hôn nhân và gia đình, đừng ngần ngại tải ứng dụng Askany về và hẹn lịch ngay với một luật sư hàng đầu hiện nay. Các chuyên gia pháp lý có mặt tại Askany đều là những luật sư hàng đầu trong ngành và họ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn ở bất cứ vấn đề nào liên quan tới các quy định hôn nhân hiện nay ở Việt Nam.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng