Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia): Nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia): Nguyên nhân và cách điều trị

09/09/2024

1778

0

Chia sẻ lên Facebook
Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia): Nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng sợ lỗ - Trypophobia là cảm giác ghê tởm hoặc sợ hãi khi nhìn thấy lỗ tròn. Đây là hội chứng mà rất nhiều người mắc phải, kể cả nam lẫn nữ. Một số hình ảnh chụp cận cảnh về búp sen hoặc dâu tây cũng có thể gây khó chịu cho những người mắc hội chứng này. Hiện tại, nghiên cứu về hội chứng người sợ lỗ còn hạn chế và nó không được công nhận là một bệnh tâm thần. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Định nghĩa hội chứng sợ lỗ là gì

hội chứng sợ lỗ
Những người mắc chứng trypophobia cảm thấy ghê tởm với những hình dạng có kiểu lỗ

Hội chứng sợ lỗ hay còn được gọi Trypophobia là ác cảm hoặc cảm giác ghê tởm đối với các vật thể trông như tổ ong và bọt biển hoặc có hoa văn lặp đi lặp lại dạng cụm lỗ nhỏ. Những người mắc chứng trypophobia cảm thấy ghê tởm với những hình dạng có kiểu lỗ.

 

Phụ nữ thường mắc trypophobia nhiều hơn nam giới. Trong một nghiên cứu, khoảng 25 phần trăm những người mắc chứng sợ lỗ cũng có người thân mắc chứng rối loạn này. Theo các nhà nghiên cứu, những người mắc chứng trypophobia (hội chứng sợ những cái lỗ) có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng, rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) hoặc rối loạn hoảng sợ (panic disorder) . Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2022 cũng chỉ ra mối liên hệ giữa chứng lo âu xã hội (social anxiety), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và chứng sợ lỗ.

Nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng sợ lỗ

Vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác định rõ được nguyên nhân gây ra hội chứng sợ lỗ. Nhưng dưới đây cũng có thể là một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ lỗ tròn.

 

Xuất phát từ nỗi sợ hãi sinh học đối với các sinh vật có nọc độc hoặc nguy hiểm như rắn hổ mang chúa, bọ cạp tử thần hoặc bạch tuộc đốm xanh. Các nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh của một số động vật cực kỳ nguy hiểm này có tính quang phổ với hình ảnh trypophobia. Thuộc tính quang phổ này đề cập đến độ tương phản, tần số không gian, ảnh hưởng đến cách mắt và não của bạn tiếp nhận hình ảnh đó.

hội chứng sợ lỗ tròn
Hội chứng sợ lỗ nhỏ có thể bắt nguồn từ các mối đe dọa tiềm ẩn trong môi trường sống của bạn

Khi ấy, nó không chỉ đơn giản là sợ lỗ mà chính là sự liên kết vô thức giữa các vật vô hại như (búp sen) với các động vật đáng sợ như (rắn hổ mang chúa) vì chúng có chung một số đặc điểm quang phổ.

 

Nói một cách đơn giản, hội chứng sợ lỗ nhỏ có thể bắt nguồn từ các mối đe dọa tiềm ẩn trong môi trường sống của bạn.

 

Một số người mắc trypophobia - hội chứng sợ những cái lỗ cũng có ác cảm với các vết vảy, bệnh nấm vảy, các kiểu phát ban hoặc vết hằn trên da khác. Điều này khiến cho các chuyên gia liên kết hội chứng sợ lỗ với các phản ứng tiến hóa khác như: tránh vi khuẩn hoặc tình trạng da bị viêm, bệnh truyền nhiễm

CÁC HỘI CHỨNG VỀ TÂM LÝ KHÁC:

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng sợ lỗ

Nếu bạn mắc chứng sợ lỗ, nhìn chung bạn sẽ cảm thấy ghê tởm (chứ không phải sợ hãi) khi nhìn trực tiếp vào một đồ vật hoặc bề mặt có các cụm lỗ nhỏ.

 

Bạn cũng có thể bắt đầu thấy khó chịu hoặc lo lắng khi nghĩ về thứ gì đó có hình dạng lỗ. Ví dụ như khi bạn bè của bạn bắt đầu trò chuyện và nói với bạn rằng họ thích ăn dâu tây. Lúc này, trong đầu óc của bạn lập tức hiện lên hình ảnh quả dâu tây với đầy lỗ.

hội chứng sợ những cái lỗ
Sởn da gà hoặc cảm giác ớn lạnh khi nhìn thấy những hình ảnh kinh dị

Ngoài ra, các triệu chứng và dấu hiệu cụ thể thường bao gồm:

  • Sởn da gà hoặc cảm giác ớn lạnh 
  • Dùng tay bịt miệng và cảm thấy buồn nôn
  • Đổ mồ hôi hột 
  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, rối loạn nhịp tim
  • Chóng mặt hoặc lâng lâng đầu óc
  • Cảm thấy khó chịu về thị giác, mỏi mắt hoặc gặp phải ảo ảnh 
  • Cảm giác đau khổ hoặc khó chịu bên trong cơ thể
  • Mong muốn mãnh liệt có thể thoát khỏi hình ảnh hoặc đối tượng đó
  • Hoảng sợ hoặc có các hành động hoảng loạn
  • Run rẩy
  • Hụt hơi

Yếu tố kích hoạt trypophobia

hội chứng sợ lỗ
Các hình dạng thường bắt gặp ở cuộc sống hiện tại cũng làm cho người bệnh sợ

Khi bạn càng ở gần một đối tượng hoặc hình ảnh có lỗ thì càng có nhiều khả năng có phản ứng bất lợi với nó. Các tác nhân gây ra hội chứng sợ những lỗ tròn có thể bao gồm:

  • Bánh mì và bánh mì với hạt.
  • Phô mai có lỗ.
  • Trái cây có hạt nhỏ, chẳng hạn như dâu tây, quả mâm xôi, đu đủ và kiwi.
  • Tổ ong, hoa hướng dương và đài sen.
  • Côn trùng và ong.
  • Da rắn, thằn lằn, ếch nhái và các loài bò sát khác.
  • Bọt biển.

Cách điều trị hội chứng sợ lỗ

chứng trypophobia
Một số phương pháp hiệu quả có thể giúp điều trị và giảm bớt các triệu chứng của hội chứng sợ lỗ

Hội chứng sợ lỗ và cách điều trị sẽ được chúng tôi thông tin đến bạn trong phần bên dưới.

 

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả có thể giúp điều trị và giảm bớt các triệu chứng của hội chứng sợ lỗ. Các phương pháp này cụ thể bao gồm:

Tâm lý trị liệu cùng chuyên gia của ASKANY

Bao gồm 2 liệu pháp chính là: liệu pháp tiếp xúc (exposure therapy) và liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

  • Liệu pháp tiếp xúc: Bác sĩ hoặc các nhà trị liệu sẽ cho bạn tiếp xúc và đối mặt với nỗi sợ hãi của mình trong môi trường trị liệu an toàn để bạn có thể làm quen - thay đổi phản ứng của mình với đối tượng hoặc tình huống gây ra nỗi sợ. Biện pháp này được các nhà trị liệu đánh giá cao trong việc làm giảm các chứng ám ảnh sợ hãi
  • CBT: Cách tiếp cận này dạy cho bạn các chiến lược để xác định, thách thức và điều chỉnh lại những suy nghĩ không mong muốn. Đồng thời, nó còn làm giảm các các giác lo lắng, đau khổ cho bệnh nhân. Kỹ thuật CBT có thể giúp bạn kiểm soát những cảm xúc lấn át, bao gồm cả lo lắng và sợ hãi

Thuốc

Không có loại thuốc nào điều trị chứng sợ lỗ, nhưng các bác sĩ chuyên khoa tâm lý - tâm thần khuyên bạn nên dùng thuốc nếu bạn gặp phải tình trạng:

  • Cảm giác cực kỳ lo lắng hoặc sợ hãi tột độ trong một số tình huống 
  • Lo lắng quá mức và điều đó làm cản trở cuộc sống hàng ngày hoặc khiến bạn không đạt được kết quả cũng như sự tiến bộ trong quá trình trị liệu 
  • Các triệu chứng của bạn không cải thiện khi chỉ điều trị

Một số loại thuốc giúp bạn thoát khỏi những nỗi ám ảnh cụ thể bao gồm:

Thuốc trị hội chứng sợ lỗ
Một số loại thuốc hỗ trợ trị các bệnh ám ảnh thường thấy (ảnh minh họa)
  • Nhóm thuốc benzodiazepin
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 
  • Buspirone

Thay đổi lối sống

  • Luyện tập yoga và thiền định, áp dụng những kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu
  • Dành thời gian nhiều hơn với các hoạt động trong môi trường tự nhiên, môi trường êm dịu
  • Hơi thở chánh niệm, quan sát, lắng nghe và các thủ thuật chánh niệm khác để giúp đối phó với căng thẳng 
  • Dành thời gian cho các sở thích cá nhân và các hoạt động thú vị khác

Ngoài ra, các hoạt động cải thiện sức khỏe thể chất cũng có thể góp phần kiểm soát được sự lo lắng và các triệu chứng của bạn. Một vài lời khuyên được các chuyên gia tâm lý của Askany đưa ra bao gồm:

  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm 
  • Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cân bằng và hạn chế các loại thực phẩm có thể gây lo lắng 
  • Tập luyện thể thao, vận động thường xuyên nhất có thể
  • Hạn chế sử dụng caffein, đặc biệt nếu bạn bị say cà phê hoặc có phản ứng với các chất có trong cafe
  • Nói chuyện với gia đình và bạn bè để giải tỏa cảm xúc của bạn 
  • Tìm một nhóm hỗ trợ để kết nối với những bệnh nhân có cùng triệu chứng 

XEM THÊM:

 

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể mắc trypophobia hội chứng sợ lỗ, hãy nói chuyện với bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia của Askany để được tư vấn. Họ có thể giúp bạn giải quyết tận gốc nỗi sợ hãi và kiểm soát các triệu chứng của nó. Để đặt lịch hẹn trên hệ thống, hãy tải ngay ứng dụng Askany về máy. Thông qua ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn với các chuyên gia trên ứng dụng mọi lúc, mọi nơi.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng