Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì? Hướng dẫn hạch toán cho từng ngành nghề

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì? Hướng dẫn hạch toán cho từng ngành nghề
Thanh Tuyền

30/08/2023

435

0

Chia sẻ lên Facebook
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì? Hướng dẫn hạch toán cho từng ngành nghề

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một khoản mục chi phí quan trọng trong việc xác định tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Xác định đúng chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện quá trình sản xuất của mình, giảm thiểu lượng hàng hư hại, tồn kho và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng các chuyên gia của Topchuyengia tìm hiểu rõ hơn khoản phí này của doanh nghiệp cũng như quy định hạch toán phí sản xuất dang dở cho từng ngành nghề cụ thể qua bài viết sau đây. 

 

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về hạch toán chi phí hoặc thuế doah nghiệp thì có thể đăng ký tư vấn kinh doanh cùng đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ đã giúp nhiều doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện việc hạch toán chi phí và thuế chỉ trong vài ngày. Đăng ký tư vấn ngay tại đây: 
 

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Work in progress) là gì? 

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thuộc tài khoản 154, loại phí đóng vai trò phản ánh các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh. Chúng được sử dụng để tính toán giá thành sản phẩm tồn kho trong chu kỳ trước theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Giá trị này được thể hiện ở mức đầu kì và cuối kì trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tài khoản 154 cũng phản ánh các chi phí sản xuất và kinh doanh phát sinh trong cùng kỳ, bao gồm cả chi phí sản xuất, kinh doanh liên quan đến lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như chi phí ở mức đầu và cuối kì.

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Work in progress) là gì?

Các chi phí liên quan đến tài khoản 154 được ghi chi tiết theo vị trí mà chúng phát sinh, chẳng hạn như phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường thi công,... Việc phân chia được thực hiện theo từng nhóm, bộ phận, loại chi phí cụ thể và từng bước công việc.

Tài khoản 154 chi phí sản xuất dang dở bao gồm các chi phí như:

  • Chi phí nhập nguyên liệu và vật liệu trực tiếp
  • Chi phí lao động trực tiếp
  • Chi phí vận hành thiết bị thi công (trong trường hợp xây dựng)
  • Chi phí chung liên quan đến sản xuất

Để cân đối được hết những khoản phí này, bạn cần có một chiến lược kinh doanh thật chi tiết và hiệu quả. Đặt lịch tư vấn ngay cùng các chuyên gia tư vấn chiến lược kinh doanh trên ứng dụng Askany. Chỉ từ 200.000 đồng cho 15 phút kết nối với các quản lý kinh doanh cấp cao, bạn sẽ gỡ rối được mọi vấn đề trong doanh nghiệp của mình.

Nội dung của tài khoản 154 gồm những gì? 

Nhiều người khi tham gia tư vấn cùng các chuyên gia kinh doanh trên Askany thường mắc phải sai lầm trong việc tính toán chi phí kinh doanh dang dở do không nắm được các khoản phí thuộc tài khoản 154 theo quy định Nhà Nước. Vì thế khi đã hiểu được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì, bạn cũng phải nắm được nội dung, kết cấu phản ánh tài khoản 154. Tài khoản này gồm có các nội dung sau: 

Chi phí bên nợ

  • Chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ bao gồm các khoản tiêu thụ nguyên liệu, vật liệu, nhân công và máy móc trong kỳ sản xuất.
  • Chi phí xây dựng công trình hoặc giá trị xây dựng theo hợp đồng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhân công và máy móc trong kỳ thực hiện.
  • Chuyển giao chi phí sản xuất và kinh doanh chưa hoàn thành vào kỳ kế tiếp (đối với việc hạch toán hàng tồn kho bằng phương pháp kiểm kê định kỳ).

chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Chi phí bên có

  • Giá thành thực tế sản phẩm đã hoàn thành và nhập kho, sẵn sàng cho việc kinh doanh, tiêu dùng nội bộ hoặc sử dụng ngay;
  • Giá sản xuất thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành và được chuyển giao từng phần hoặc tiêu thụ toàn bộ trong kỳ;
  • Chi phí thực tế cho khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng;
  • Giá trị của nguyên vật liệu hoặc sản phẩm bị hỏng không thể sửa chữa;
  • Giá trị của nguyên vật liệu và hàng hóa sau khi hoàn thành gia công và nhập lại kho;
  • Chi phí vượt quá mức bình thường cho nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công;
  • Chi phí cố định không phân bổ của sản xuất và kinh doanh, không được tính vào giá trị tồn kho mà được tính vào giá vốn hàng hóa trong kỳ kế toán;
  • Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc có chu kỳ sản xuất dài hạn, chi phí cố định được kết chuyển khi sản phẩm hoàn thành, không được tính vào giá trị tồn kho mà được hạch toán vào giá vốn hàng hóa (Tài khoản Nợ 154, Tài khoản Có 632);
  • Kết chuyển chi phí sản xuất và kinh doanh đang thực hiện vào đầu kỳ (đối với doanh nghiệp áp dụng kiểm kê định kỳ để hạch toán tồn kho).
  • Số dư của chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang từ đầu kỳ (trong trường hợp doanh nghiệp kiểm kê hàng tồn kho định kỳ). 
  • Số dư trong phần "Nợ" đại diện cho chi phí sản xuất và kinh doanh còn dở dang vào cuối kỳ.

Những khoản phí không tính vào chi phí sản xuất dở dang

  • Chi phí liên quan đến các hoạt động bán sản phẩm.
  • Chi phí quản lý kinh doanh cho từng khâu.
  • Chi phí tài chính.
  • Các chi phí khác.
  • Chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp.
  • Các chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất doanhb nghiệp.
  • Các khoản chi được bù đắp từ nguồn khác.

Trước quá trình sản xuất, doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu các giải pháp tối ưu Chi phí quản lý kinh doanh.

Hướng dẫn hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo từng ngành

Việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của từng ngành nghề sẽ khác nhau. Chính vì vậy kế toán cần nắm rõ cách tính phí cho ngành của mình để xác định đúng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Sau đây là hướng dẫn cách hạch toán chi phí sản xuất dang dở cho 3 ngành chính: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. 

Trong ngành công nghiệp

Tính theo phương pháp kê khai thường xuyên:

  • Tài khoản 154 là nợ - chi phí sản xuất, kinh doanh chưa hoàn thành.
  • Tài khoản 152 là có - nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
  • Tài khoản 153 là có - công cụ, dụng cụ.

Tính theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

  • Tài khoản 154 là nợ - chi phí sản xuất, kinh doanh chưa hoàn thành.
  • Tài khoản 631 là có - giá thành sản xuất sản phẩm.

chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trong ngành Nông nghiệp

Tính theo phương pháp kê khai thường xuyên:

  • Tài khoản 154 là nợ - chi phí sản xuất, kinh doanh chưa hoàn thành.
  • Tài khoản 152 là có - nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
  • Tài khoản 153 là có - công cụ, dụng cụ.

Tính theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Chủ yếu tập trung vào tài khoản 154, tương đương với phương pháp trong lĩnh vực công nghiệp.

Trong ngành dịch vụ

  • Tài khoản 631 là nợ - giá vốn hàng bán.
  • Tài khoản 154 là có - chi phí sản xuất, kinh doanh chưa hoàn thành.

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh là bao nhiêu năm 2023?

Chi phí giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định là bao nhiêu? Ai là người phải chi trả?

Tư vấn cùng các chuyên gia kế toán chuyên nghiệp tại app Askany

Nếu bạn đang tìm kiếm một kế toán có chuyên môn cao để tư vấn cho bạn hoặc thực hiện việc hạch toán chi phí kinh doanh của bạn thì hãy tải ngay ứng dụng Askany. Đây là ứng dụng cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán thuế cùng các chuyên gia là kế toán trưởng cho nhiều doanh nghiệp lớn. Sau đây là 2 chuyên gia tiêu biểu trong lĩnh vực này hiện tham gia tư vấn trên ứng dụng Askany: 

Phạm Quốc Tùng

Phạm Quốc Tùng là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thuế và kế toán, với hơn 12 năm kinh nghiệm sâu rộng. Anh có những khả năng chuyên sâu bao gồm tư vấn, việc chuẩn bị hồ sơ kế toán và báo cáo thuế, thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thành lập và giải thể công ty, cùng việc chuyển đổi vị trí đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Anh Tùng luôn đảm bảo rằng mọi báo cáo tài chính và hồ sơ thuế được hoàn thiện một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, với mức độ tỉ mỉ và chính xác tối đa. Đặc biệt, anh cũng có khả năng tư vấn và xử lý hồ sơ đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Với quan điểm của anh, mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy trình riêng biệt, và do đó, cách tiếp cận xử lý hồ sơ cũng sẽ không giống nhau. Đặt lịch ngay với chuyên gia Phạm Quốc Tùng tại: 

https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.pham-quoc-tung.551524

Nguyễn Hải Anh

Nguyễn Hải Anh là một chuyên gia kế toán thuế hiện đang đảm nhận vị trí Giám đốc tại Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp ADZ. Với chuyên môn về kế toán và thuế, cô đã tư vấn chất lượng cho hơn 400 doanh nghiệp và 80 hộ kinh doanh trên khắp cả nước. Ngoài việc tập trung vào lĩnh vực chuyên sâu về kế toán thuế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Đặt lịch ngay với chuyên gia Nguyễn Hải Anh tại:

https://askany.com/chi-tiet-chuyen-gia/expert.nguyen-hai-anh.220110

Như vậy bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Với mỗi ngành nghề sẽ có cách hạch toán riêng theo quy định pháp luật và chắc chắn nhiều kế toán hay doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ cách hạch toán cho lĩnh vực của mình. Chính vì vậy bạn hãy đặt lịch tư vấn cùng các chuyên gia kế toán thuế và pháp lý doanh nghiệp tại ứng dụng Askany để được giải đáp mọi thắc mắc về lĩnh vực này nhé. 

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng