Tư vấn quy định trợ cấp nuôi con sau ly hôn mới nhất từ các luật sư hàng đầu

Tư vấn quy định trợ cấp nuôi con sau ly hôn mới nhất từ các luật sư hàng đầu
Bảo Linh

12/09/2023

356

0

Chia sẻ lên Facebook
Tư vấn quy định trợ cấp nuôi con sau ly hôn mới nhất từ các luật sư hàng đầu

Trợ cấp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào? Vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quyền lợi của con cái khi chúng chưa có khả năng nuôi lao động, tự nuôi bản thân. Ngoài ra, việc trợ cấp còn thể hiện sự trách nhiệm của bố mẹ với con cái, kể cả khi cả hai đã ly hôn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để cập nhật chi tiết các thông tin liên quan đến việc trợ cấp nuôi con sau ly hôn từ các luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của Topchuyengia.

 

Liên hệ với các luật sư hôn nhân gia đình thông qua ứng dụng Askany để được hỗ trợ tư vấn các quy định của pháp luật về vấn đề trợ cấp nuôi con sau ly hôn.

 

Nghĩa vụ trợ cấp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ trợ cấp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào
Nghĩa vụ trợ cấp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của bố mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi thực hiện thủ tục ly hôn được quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con cần tôn trọng quyền sống chung của con với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con cần có nghĩa vụ trợ cấp cho con.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bị cản trở bởi bất cứ ai sau khi ly hôn.

Đối với trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng lạm dụng việc này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến vấn đề trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà xử lý và hạn chế quyền của người đó. Vì thế cần có kinh nghiệm khi ra tòa ly hôn được tư vấn các Luật sư, họ sẽ giúp bạn mang lại quyền lợi cho cả hai bên con cái.

 

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụ con sau khi ly hôn sẽ bao gồm những điều sau:

  • Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ trợ cấp cho con. Không xét trường hợp người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi vẫn phải thực hiện cấp dưỡng cho con.
  • Nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu sự cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con vì một số lý do nào đó thì Toà án cần tiến hành giải thích cho họ hiểu tầm quan trọng của cấp dưỡng đối với quyền lợi của con. Trong trường hợp họ vẫn không yêu cầu cấp dưỡng và đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ không bắt buộc bên còn lại phải cấp dưỡng.

Mức tiền trợ cấp nuôi con sau ly hôn tối thiểu bao nhiêu?

Mức tiền trợ cấp nuôi con sau ly hôn tối thiểu bao nhiêu
Mức tiền trợ cấp nuôi con sau ly hôn tối thiểu bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mức tiền trợ cấp nuôi con sẽ phụ thuộc vào thu nhập và khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ trợ cấp cho con, cũng như nhu cầu thiết yếu của người được trợ cấp. 

 

Trong một số trường hợp, người được trợ cấp có thể cố ý khai khống giá trị các hóa đơn và chứng từ để gia tăng mức cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, nếu tòa thấy rằng các chi phí này không hợp lý hoặc không có căn cứ, thì sẽ không giải quyết yêu cầu này. Trái lại, nếu người có nghĩa vụ trợ cấp đưa ra bằng chứng chứng minh rằng các chi phí này không hợp lý, tòa sẽ xem xét giải quyết.

 

Tóm lại, việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, đầu tiên sẽ xét trên thoả thuận của hai vợ chồng. Người có quyền nuôi con sau ly hôn có quyền yêu cầu đối phương cung cấp một khoản trợ cấp hợp lý, dựa trên thu nhập thực tế sau khi loại bỏ các chi phí cần thiết để duy trì cuộc sống cơ bản của người đó. Đồng thời, cần xem xét nhu cầu cụ thể của con cái, vì mức cấp dưỡng cần thay đổi theo từng độ tuổi và nhu cầu của con. Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng cho con, hai vợ chồng cần cung cấp chứng minh về thu nhập của mình trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông tin này sẽ là căn cứ cho tòa án quyết định mức cấp dưỡng phù hợp cho con cái của cả hai.

 

Đối với phương thức trợ cấp tuỳ vào thoả thuận của các bên, có thể định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào, tòa án sẽ quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng. Chồng vũ phu có nên ly hôn? Đây cũng thể là nguyên nhân dẫn đến việc tan vỡ phải ra tòa giành quyền và trợ cấp nuôi con.

Tư vấn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn chi tiết từ các luật sư hàng đầu

Vấn đề trợ cấp nuôi con sau ly hôn đôi khi sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và tranh chấp giữa hai vợ chồng, khiến quá trình thỏa thuận trở nên phức tạp. Chính vì vậy, việc tìm đến các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo vấn đề được giải quyết nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là top 3 luật sư giỏi mà Topchuyengia muốn gợi ý đến bạn.

Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí
Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí được biết đến là nhà sáng lập của công ty Luật TNHH Sài Gòn Chí Nhân danh tiếng, đồng thời ông còn là một trong những luật sư xuất sắc thuộc Đoàn luật sư TP.HCM. Tính đến thời điểm hiện tại, luật sư Trí đã có hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn luật cho các lĩnh vực doanh nghiệp, đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình về việc mất giấy chứng nhận kết hôn có ly hôn được không,.... Ngoài việc hỗ trợ cho các cá nhân và doanh nghiệp, luật sư còn tích cực tham gia bào chữa cho người nghèo và các đối tượng chính sách không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật. 

Luật sư Đỗ Thị Hằng

Luật sư Đỗ Thị Hằng
Luật sư Đỗ Thị Hằng

Luật sư Đỗ Thị Hằng là một trong những luật sư giỏi và uy tín tại Thủ đô Hà Nội, cô đã có hơn 15 năm hỗ trợ và tư vấn pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật hôn nhân gia đình về các vấn đề như ly hôn sau 10 năm chung sống,... Với khả năng chuyên môn chuyên sâu, luật sư Hằng luôn được các khách hàng tín nhiệm và lựa chọn. Hãy tìm đến luật sư Hằng nếu bạn đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành luật. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, đồng thời là thành viên Ban chủ nhiệm của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, luật sư Thiệp được giới chuyên môn và khách hàng đánh giá rất cao trong việc bảo vệ công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong những vụ án có ông tham gia. Ông đã tư vấn thành công các vấn đề như đất bố mẹ cho khi ly hôn chia thế nào và vấn đề tranh chấp tài sản khác.

  • Thông tin liên hệ: https://lead.askany.com/chuyen-gia/luat-su-nguyen-huy-thiep.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về quy định trợ cấp nuôi con sau ly hôn. Hy vọng Topchuyengia đã mang đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích nhất có thể áp dụng và đảm bảo quyền lợi cấp dưỡng tuyệt đối cho con của mình. Đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác về các vấn đề trong chủ đề hôn nhân gia đình đang được quan tâm hiện nay tại chuyên mục luật hôn nhân gia đình của Topchuyengia. Nếu như bạn vẫn có phân vân về trợ cấp nuôi con sau ly hôn được chia sẻ trên đây, hãy trực tiếp kết nối với các luật sư hôn nhân gia đình nhiều năm kinh nghiệm tại ứng dụng Askany để được hỗ trợ 1:1 ngay lập tức.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng