CÁC ĐIỀU LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG PHẦN LY HÔN MÀ CÁC BẠN CẦN PHẢI QUAN TÂM

CÁC ĐIỀU LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG PHẦN LY HÔN MÀ CÁC BẠN CẦN PHẢI QUAN TÂM
Việt Lê

13/10/2021

621

0

Chia sẻ lên Facebook
CÁC ĐIỀU LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRONG PHẦN LY HÔN MÀ CÁC BẠN CẦN PHẢI QUAN TÂM

Các điều luật hôn nhân gia đình nói về các vấn đề như mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, cách ứng xử của mỗi người trong gia đình, trách nhiệm của nhà nước,... Trong nhiều vấn đề như vậy, topchuyengia.vn sẽ xoáy sâu vào các điều luật liên quan đến ly hôn kèm theo đó là việc bạn sẽ quan tâm sau khi ly hôn là con cái và tài sản. Trong bài viết, sẽ chỉ nêu những vấn đề nổi trội mà bạn thường gặp, nếu bạn đang trong quá trình giải quyết ly hôn và bạn cần tư vấn về luật hãy chọn một trong những chuyên gia luật ở bên dưới là các chuyên gia pháp lý, luật sư hôn nhân gia đình, cử nhân luật,... để được giải đáp.
 

Các điều luật hôn nhân gia đình liên quan đến ly hôn, phân tài sản, con cái

Ly hôn

Nội dung liên quan đến việc ly hôn được nêu rõ ở chương 4 ở luật hôn nhân gia đình, tiếp đến chúng ta sẽ đi kỹ hơn vào nội dung.

 

Ai có thể đệ đơn ly hôn đã nhắc đến ở điều 51: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  2.  Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Có 2 trường hợp chính trong ly hôn đồng thuận và ly hôn đơn phương.

 

Điều 55: Thuận tình ly hôn

 

Nếu tòa án xét thấy hai bên đều tự nguyện ly hôn và không vướng mắc gì về vấn đề tài sản, con cái thì sẽ chấp nhận đơn ly hôn cả hai. Nếu cả hai còn chưa thống nhất về tài sản chung hoặc việc giám hộ con cái, mức chu cấp và thời gian chu cấp thì sẽ mở phiên tòa phân xử.

 

Điều 56: Ly hôn theo cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2.  Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Điều 127: Ly hôn có yếu tố nước ngoài

  1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
  2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
  3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Các điều luật hôn nhân gia đình quan trọng sau ly hôn cần quan tâm

Nuôi con sau ly hôn

Trong bộ luật cũng nêu rõ quyền nuôi con sau ly hôn cho cả bố và mẹ ở vai trò người giám hộ, trong các điều luật sau có nêu rõ:

 

Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  • Sau khi ly hôn cả cha và mẹ đều có quyền, nghĩa vụ, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con (dưới 18 tuổi), con đã trên 18 nhưng không có năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Cả hai thỏa thuận về việc ai sẽ người giám hộ trực tiếp của trẻ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Nếu không thống nhất tòa án sẽ phán quyết dựa vào việc ai sẽ đảm bảo môi trường trưởng thành của trẻ tốt hơn. Trong trường hợp, trẻ trên 7 tuổi tòa sẽ phán quyết dựa theo ý nguyện của bé.
  • Nếu trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không có khả năng nuôi dưỡng sẽ được phán quyết cho người bố.

Điều 82: Nghĩa vụ, quyền cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

  • Người không trực tiếp nuôi dưỡng trẻ phải tôn trọng quyết định muốn ở với ai của con
  • Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
  • Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con không ai được cản con.
  • Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi dưỡng có các hành vi lạm dụng quyền để cản trở người giám hộ trực tiếp nuôi con trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thì tóa án có thế hạn quyền của người đó.

Điều 84: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ vào khoảng 2 sẽ thay người giám hộ khi:

 

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

 

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Phân chia tài sản

Đây là mục mọi người thường sẽ nhờ các chuyên gia tư vấn luật cho mình, vì nhiều lý do khác nhau.

 

Điều 59: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Tài sản chung sẽ được chia đôi nếu đảm bảo các tính chất sau:

  • Tài sản do cả hai vợ chồng cùng nhau tạo ra
  • Nguồn thu nhập từ lao động hợp pháp, kinh doanh, hoạt động sản xuất
  • Hoa hồng, lợi tức được sinh ra từ tài sản riêng
  • Thu nhập hợp pháp từ các nguồn khác

Tài riêng của từng người sẽ thuộc người đó như:

  • Tài sản trước hôn nhân của từng người
  • Tài sản thừa kế riêng, được tặng / cho riêng trong lúc còn diễn ra hôn nhân
  • Tài sản được chia riêng theo thỏa thuận chia tài sản chung
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu cho vợ / chồng
  • Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ
  • Quyền tài sản gắn với nhân thân của vợ/ chồng (trợ  cấp, ưu đãi,...)

Ở các điều luật 62, 63, 64 lần lượt nói về vấn đề chia quyền sử dụng đất, quyền lưu cư, tài sản chung khi đưa vào kinh doanh.


Các điều luật hôn nhân gia đình quan trình


Nếu bạn muốn biết rõ về nhiều hơn mà nhưng lại không muốn đọc những cuốn luật quá dài thì bạn có thể xem bản tóm tắt tư vấn luật hôn nhân gia đình để xem nhé.

Trong bài viết này chúng ta đã xoáy quanh các điều luật hôn nhân gia đình trong mảng ly hôn và hai vấn đề lớn cần giải quyết khi ly hôn là con cái và tài sản. Với những điều chia sẻ trong hôm nay hy vọng bạn đã có thêm kiến thức trong việc nên giải quyết các vấn đề ly hôn như thế nào. Trong trường bạn còn đang lưỡng lự rằng bản thân nên có quyết định như nào trong việc giám hộ con và phân chia tài sản, thì hãy chọn một giảng viên luật, chuyên viên pháp lý, luật sư tập sự,... trong danh sách trên để được tư vấn 1:1.


 

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng