Người vợ/chồng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn khi vắng mặt chồng/vợ không?

Người vợ/chồng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn khi vắng mặt chồng/vợ không?

14/08/2023

816

0

Chia sẻ lên Facebook
Người vợ/chồng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn khi vắng mặt chồng/vợ không?

Người vợ/chồng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn khi vắng mặt chồng/vợ không? Nhiều người có cùng thắc mắc này bởi vì đây là một vấn đề rất hay gặp phải trong cuộc sống. Việc thế chấp quyền sử dụng đất là hoạt động rất phổ biến nhưng khi đất là tài sản chung thì quy định như thế nào? Các luật sư tư vấn giỏi đến từ Askany sẽ giải thích cho bạn cặn kẽ về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

 

Lưu ý rằng bài viết chỉ cung cấp thông tin tham khảo từ bộ Luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam. Trong các trường hợp tranh chấp tài sản cụ thể, tốt nhất là bạn nên tư vấn trực tiếp với một luật sư hôn nhân gia đình để làm đúng theo các quy trình pháp luật. Ứng dụng Askany sẽ là một công cụ đắc lực để hỗ trợ bạn việc đó. Tại Askany, bạn có thể dễ dàng đặt lịch tư vấn với các chuyên gia, chuyên viên pháp lý vào bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Tải ứng dụng Askany để liên hệ với một chuyên gia tư vấn luật hôn nhân gia đình ngay!

 

Khái quát về sở hữu chung và xác lập quyền sở hữu chung

Quyền sở hữu chung về một tài sản nghĩa là hai vợ chồng đồng sở hữu và có quyền và nghĩa vụ tương đương nhau đối với một tài sản chung. Tài sản chung được tính từ bao giờ khi kết hôn?

 

Tài sản chung là tất cả những gì mà hai vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Nó có thể đến từ các hoạt động thu nhập, lao động, sản xuất hay kinh doanh. Tài sản chung còn có thể là tài sản mà cả hai được cho, tặng hoặc thừa kế chung và có văn bản pháp lý. Ngoài ra, các thu nhập, thành quả, hoa lợi, lợi tức đến từ những tài sản chung cũng được tính là tài sản chung của hai vợ chồng.

 

Bên cạnh đó, những tài sản riêng mà không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu riêng thì sẽ tự động quy thành tài sản chung. Tài sản chung còn là những tài sản riêng mà vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã thỏa thuận với nhau là tài sản chung. Tài sản chung sau ly hôn được phân chia thế nào?

 

Đối với tài sản chung, mọi quyết định liên quan tới tài sản đều phải có sự đồng ý của cả người vợ và người chồng. Không ai có quyền tự quyết đối với tài sản chung của hai người. Các trường hợp vi phạm sẽ được xử lý theo luật hôn nhân gia đình tài sản riêng và chung cũng như luật dân sự của Việt Nam.

 

Vì thế, dù cho đang vắng mặt vợ/chồng, người kia phải có văn bản đồng thuận hoặc ủy quyền mới có thể thực hiện các hoạt động thế chấp tài sản chung.

Xem thêm:

Tư vấn việc chồng thế chấp sổ đỏ đi vay ngân hàng không có sự đồng ý của vợ

Chồng thế chấp sổ đỏ đi vay ngân hàng không có sự đồng ý của vợ
Tư vấn việc chồng thế chấp sổ đỏ đi vay ngân hàng không có sự đồng ý của vợ

Việc mâu thuẫn khi vợ chồng tự ký thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng mà không có sự đồng ý của người kia rất phổ biến. Trong trường hợp này, đầu tiên chúng ta cần xác định trước sổ đỏ này là tài sản chung hay tài sản riêng.

 

Để một người có quyền thế chấp sổ đỏ thì đó phải là tài sản riêng của người đó. Cách chứng minh tài sản riêng là có giấy tờ pháp lý cho thấy đây là tài sản mà người đó có được trước hôn nhân.

 

Còn trường hợp sổ đó là tài sản chung của vợ chồng thì người chồng không được phép tự ý thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng mà không có sự đồng ý của vợ. Lúc này giao dịch giữa người chồng và ngân hàng sẽ trở nên vô hiệu và người vợ có quyền đòi lại sổ đỏ từ ngân hàng.

 

Nếu còn thắc mắc về thủ tục đòi lại sổ đỏ đã thế chấp sai, bạn nên tham khảo tư vấn với một chuyên gia luật sư về tranh chấp quyền sử dụng tài sản để họ có thể cố vấn cho bạn tốt nhất. Hãy tải ứng dụng Askany vì nền tảng này có danh sách rất nhiều luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Chồng có thể thế chấp nhà đất khi vợ không đồng ý không?

Tương tự như trường hợp ở trên, nhà đất cũng cần được xác minh là tài sản chung hay tài sản riêng để có thể đem ra thế chấp. Nếu là tài sản riêng của người chồng thì người chồng có toàn quyền thế chấp tài sản đó. Nếu là tài sản chung thì phải có sự đồng ý của người vợ nếu không giao dịch thế chấp sẽ bị vô hiệu.

 

Trong trường hợp nhà đất đó là tài sản riêng nhưng nó tạo ra nguồn thu nhập duy nhất cho gia đình thì tài sản đó sẽ tự động được xem là tài sản chung và người chồng phải có sự đồng ý của vợ trước khi đem đi thế chấp.

Việc thế chấp tài sản chung mà không có sự đồng ý của chồng/vợ có thể dẫn đến tranh chấp và mâu thuẫn giữa hai bên. Hãy tham khảo ý kiến của luật sư tại Askany để được hỗ trợ 1:1 và tìm ra phương án giải quyết nhanh nhất. Đăng ký miễn phí tại đây.

Chồng giả chữ ký của vợ để thế chấp bìa đỏ vay ngân hàng vi phạm luật nào?

Còn trong trường hợp người chồng giả chữ ký của vợ để làm văn bản thỏa thuận đồng ý sử dụng tài sản chung thì sẽ bị xử lý theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Đầu tiên, người chồng sẽ bị phạt hành chính từ 3 tới 5 triệu đồng. Ngoài ra, trường hợp này còn có thể cấu thành hành vi giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản, n. Nếu bị phát hiện thì mức phạt là phạt tù từ 3 tới 20 năm tuỳ theo số tiền chiếm đoạt.

Thủ tục bán, thế chấp nhà ở và đất là tài sản chung của vợ chồng?

Thủ tục bán, thế chấp nhà ở và đất là tài sản chung của vợ chồng
Thủ tục bán, thế chấp nhà ở và đất là tài sản chung của vợ chồng?

Đối với các tài sản nhà ở và đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi bán hoặc thế chấp, trong hợp đồng phải có đủ chữ ký của cả vợ và chồng. Nếu không, hồ sơ thế chấp phải có đính kèm giấy ủy quyền của vợ hoặc chồng. Lúc này thì hợp đồng thế chấp, mua bán chỉ cần chữ ký của một người mà thôi. Ngoài ra thì thủ tục sẽ được thực hiện như bình thường.

Tài sản chung thế chấp khi ly hôn tài sản đó sẽ được giải quyết như thế nào?

Đối với các tài sản chung thế chấp khi ly hôn thì chúng sẽ được giải quyết theo trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Điều đó có nghĩa là cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ tương đương nhau đối với việc thanh toán các khoản thế chấp tài sản chung sau khi ly hôn.

 

Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về trách nhiệm liên đới này. Trong trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận hòa giải, Tòa Án sẽ đứng ra giải quyết.

Top 3 luật sư tư vấn hôn nhân gia đình kỳ cựu nên tham vấn

Bên cạnh những thông tin do Topchuyengia cung cấp trên đây, bạn đọc cũng có thể tìm đến các luật sư tư hôn nhân gia đình có chuyên môn chuyên sâu để được giải đáp chi tiết những vấn đề phức tạp liên quan đến tài sản chung trong hôn nhân. Dưới đây top 3 luật sư hỗ trợ giải quyết pháp lý hàng đầu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình mà bạn có thể tham khảo ý kiến:

Luật sư Dương Hữu Thịnh

Luật sư Dương Hữu Thịnh
Luật sư Dương Hữu Thịnh

Luật sư Dương Hữu Thịnh nổi tiếng là luật sư giỏi và là một trong những thành viên nổi bật của Hội Luật gia Việt Nam. Luật sư Thịnh đã có hơn 8 năm tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, hôn nhân gia đình,.... Ngoài ra, anh còn tham gia chia sẻ kiến thức và tư vấn các vấn đề pháp lý trên truyền hình nhằm giúp mọi người có sự hiểu biết cơ bản về pháp luật, cũng như bảo vệ các quyền lợi cá nhân hợp pháp.

Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí
Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí được biết đến là Founder, luật sư trưởng của Công ty Luật TNHH Sài Gòn Chí Nhân, được biết đây là một trong những công ty luật được rất nhiều tập đoàn lớn tìm đến để hỗ trợ tư vấn pháp lý. Luật sư Thịnh có hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, luật sư cũng tham gia bào chữa cho nhiều vụ án tố tụng có khung hình phạt cao.

Luật sư Lê Thành Kính

Luật sư Lê Thành Kính
Luật sư Lê Thành Kính

Luật sư Lê Thành Kính tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ ngành Luật của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kuban (Liên Bang Nga). Luật sư thành thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng Nga và tiếng Anh. Hiện tại, luật sư Kính là thành viên tiêu biểu của Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhiều các nhân và doanh nghiệp lớn nhỏ. Một số doanh nghiệp đã từng được luật sư Kính làm cố vấn pháp lý, bao gồm: Vietnam Airlines, China Airlines, Tập đoàn Mitsubishi, Công ty Mitsui,...

  • Thông tin liên hệ: https://lead.askany.com/chuyen-gia/luat-su-le-thanh-kinh.

Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của độc giả về việc người vợ/chồng có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn khi vắng mặt chồng/vợ không. Nếu vẫn cần thêm sự tư vấn về mặt pháp lý trong việc quản lý tài sản trước, trong và sau hôn nhân thì bạn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia về quy định chủ sở hữu tài sản hoặc luật mua bán thế chấp bất động sản chuyên nghiệp đến từ ứng dụng Askany. Họ là những tên tuổi lớn trong ngành nên chắc chắn bạn sẽ có được những sự tư vấn chính xác và đảm bảo nhất.

Tôi là Bảo Linh - một người có niềm đam mê lớn với các lĩnh vực nhân sự, du lịch, cuộc sống và nghệ thuật, mình sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích dựa trên trải nghiệm thực tế. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này để tăng cơ hội phát triển bản thân, hãy cùng theo dõi các bài viết của mình tại Topchuyengia.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng