Những trường hợp nào cấm kết hôn? Quy định mức phạt cụ thể

Những trường hợp nào cấm kết hôn? Quy định mức phạt cụ thể
Bảo Linh

14/08/2023

1242

0

Chia sẻ lên Facebook
Những trường hợp nào cấm kết hôn? Quy định mức phạt cụ thể

Bạn đang quan tâm đến những trường hợp nào cấm kết hôn theo quy định mới nhất của pháp luật. Nếu vi phạm vào một trong các trường hợp mà nhà nước đã ban hành sẽ bị xử phạt nghiêm trọng hay không? Trường hợp nào vi phạm về đăng ký kết hôn của nam và nữ với nhau? Để hiểu rõ nhất về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết về tư vấn luật hôn nhân gia đình dưới đây đã được Topchuyengia tìm hiểu từ chính các vị luật sư tư vấn giỏi.

 

Để đảm bảo bản thân không vướng vào các trường hợp bị cấm kết hôn, liên hệ với các luật sư hôn nhân gia đình hàng đầu hiện có tại ứng dụng Askany sẽ là một giải pháp tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Họ là những người có kiến thức pháp lý vững chắc, sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để tránh khỏi những tình huống vi phạm pháp luật.

 

Các trường hợp bị cấm kết hôn

Kết hôn giả tạo

Không được phép kết hôn giả tạo
Không được phép kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo có thể hiểu là nam và nữ kết hôn dựa vào cơ sở, thỏa thuận nào đó hay có hợp đồng hôn nhân nhằm mục đích vụ lợi khác là lý do xây dựng gia đình cùng nhau. Trên nguyên tắc, việc kết hôn giả vẫn đảm bảo nguyên tắc trong hôn nhân chế độ 1 vợ, 1 chồng. Tuy nhiên, mục đích kết hôn giả không được đảm bảo là xây dựng gia đình đúng nghĩa, thì vẫn không được phép kết hôn.

 

Ví dụ như: Chị P muốn được xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Mỹ, nhưng chị P chưa từng làm việc sinh sống tại Mỹ. Chị P nhờ một người mai mối với người nào đó có quốc tịch Mỹ để kết hôn, cả hai có hợp đồng hôn nhân riêng là sau khi chị được định cư tại đó sẽ ly hôn và người bên kia sẽ được một số tiền nào đó. Chị P chỉ muốn đạt hưởng những chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc có mục đích khác mà không phải cùng người bên kia để xây dựng gia đình hạnh phúc, thì đây sẽ là quy vào cấm kết hôn có thể bị xử lý theo quy định.

Xem thêm:

Tảo hôn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về việc tảo hôn như sau: “Tảo hôn là việc lấy chồng, lấy vợ khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo như quy định.”
Do đó, việc tạo hôn được xem là hành vi thuộc trong ba trường hợp mà nhà nước quy định không đủ điều kiện kết hôn sau đây:

  • Nữ lấy chồng khi bản thân họ chưa đủ 18 tuổi trở lên.
  • Nam lấy vợ mà chưa đủ tuổi 20 tuổi trở lên.
  • Nam không đủ 20 tuổi và nữ không đủ 18 tuổi.

Mất năng lực hành vi dân sự

Tại điều 8 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có quy định về điều kiện kết hôn là: "Cả nam và nữ kết hôn với nhau không ai bị mất năng lực hành vi dân sự".
Như vậy, đối với những trường hợp một trong hai người có bị khuyết tật, tâm thần nặng sẽ được xem là quy vào diện mất năng lực về hành dân sự. Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cho phép kết hôn hay đăng ký kết hôn với những trường hợp này.

Kết hôn cùng huyết thống

Theo như luật sư Nguyễn Mạnh Cường là chuyên gia giỏi về hôn nhân và gia đình tại
ứng dụng Askany, đã chia sẻ về vấn đề này như sau:

  • Những người có cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống máu mủ, người này sinh ra người tiếp theo. 
  • Những người có họ cùng phạm vi 3 đời sẽ bị cấm kết hôn. Xác định đối tượng có cùng huyết thống là người được sinh ra cùng một gốc gồm ba mẹ là đời thứ nhất, anh/chị/em ruột thịt cùng ba mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, hay cùng cha khác mẹ sẽ là đời thứ hai. Đời thứ ba là anh/ chị/em con của cô cậu, dì, chú bác.

Ngoài ra, theo Điều 5 khoản 2 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ngoài việc cấm kết hôn giữa những người cùng họ trong phạm vi 3 đời, thì còn những trường hợp kết hôn bị cấm như sau:

  • Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi hoặc người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.
  • Kết hôn giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể.
  • Kết hôn giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Kết hôn với người đã có vợ hoặc chồng

Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2016 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, quy định về hôn nhân giữa người đang có vợ, có chồng sẽ không được phép kết hôn như sau: “Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.”

 

Chính vì vậy, người đã kết hôn hợp pháp nếu chưa ly dị với vợ hoặc chồng mà chung sống với người khác như vợ chồng sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, sẽ không được quyền thực hiện kết hôn hay đăng ký kết hôn với người khác.

Hành vi vi phạm những trường hợp cấm kết hôn bị xử lý như nào?

Việc kết hôn trái với pháp luật của nhà nước đã được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sẽ được xử phạt theo hai hình thức đó là: xử phạt hành chính và xử phạt hình sự.

Xử lý hành chính

Xử lý hành chính
Xử lý hành chính
  • Đối với hành vi kết hôn giả tạo, theo nghị định 110/0213 ra mức sẽ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
  • Đối với việc cưỡng hôn, ép hôn, cản trở hôn nhân theo nghị định 167/2013 mức phạt là từ 100.000 đến 300.000 đối với hành vi trái pháp luật này.

Ngoài ra, sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với những hành vi kết hôn vi phạm luật cụ thể như sau:

  • Người đang có chồng, có vợ hoặc người chưa có vợ, có chồng kết hôn bất hợp với người mình đã biết rõ hã đã có gia đình hợp pháp.
  • Người cùng họ trong 3 thế hệ kết hôn với nhau.
  • Kết hôn giữa con nuôi với cha mẹ nuôi.
  • Người đã từng là ba mẹ nuôi với con nuôi, ba chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, con riêng của vợ với cha dượng, con riêng của chồng với mẹ kế.

Xử lý hình sự

Tùy thuộc vào những hành vi và mức độ kết hôn trái phép, pháp luật sẽ xử phạt hình sự khác nhau. Cụ thể, theo bộ luật hình sự năm 2015 nằm trong chương 17 đã về định về các tội phạm trong hôn nhân và gia đình, có mức phạt xử đối với từng hành vi như sau:

  • Mức phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù (có thể phạt cải tạo không giam giữ), đối với các hành vi có cưỡng ép kết hôn mà trước đó đã phạt hành chính cảnh cáo.
  • Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm từ đối với những trường hợp tảo hôn.
  • Phạt từ 1 tù không giam giữ hoặc phạt 3 tháng đến 1 năm tù có giam giữ đối với những trường hợp làm cho quan hệ hôn nhân của người khác đi đến ly hôn (tức là người đã có vợ, chồng hay chưa có vợ chồng kết hôn với người khác).
  • Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với trường hợp vợ/ chồng hay con của một trong hai người phải tự sát hoặc đã có quyết định Tòa án hủy việc kết hôn.
  • Phạt tù từ 1-5 năm kết hôn giữa những người có cùng huyết thống.

Tư vấn về trường hợp cấm kết hôn cùng các luật sư hàng đầu

Bên cạnh những thông tin từ bài viết chia sẻ, các bạn có thể trực tiếp liên hệ với các luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình tại ứng dụng Askany. Có thể thấy rằng việc am hiểu các điều luật về những trường hợp bị cấm kết hôn để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình là điều vô cùng quan trọng, vì vậy một luật sư có chuyên môn pháp lý cao sẽ giúp chúng ta giải quyết nhanh chóng các vấn đề phức tạp, tối ưu hoá cả về thời gian và chi phí, vô cùng tiện lợi.

Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí
Luật sư Nguyễn Cao Trí

Luật sư Nguyễn Cao Trí được biết đến là nhà sáng lập Công ty Luật TNHH Sài Gòn Chí Nhân, một trong những công ty luật hàng đầu được nhiều tập đoàn lớn tín nhiệm tại TP. Hồ Chí Minh. Với hơn 15 năm hành nghề, luật sư Trí đã tư vấn và tham gia tranh tụng trong nhiều lĩnh vực: dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh, hôn nhân gia đình như việc làm sao để giành quyền nuôi con khi ly hôn, đất đai, thừa kế,... Luật sư Trí được vinh danh là một trong những chuyên gia tư vấn pháp lý giỏi, có khả năng phản biện tốt, đồng thời anh cũng tích cực hỗ trợ giải quyết pháp lý cho các đối tượng là người nghèo, người thuộc chính sách Nhà nước.

Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại là một chuyên gia tư vấn luật tiêu biểu của Công ty Luật Sống tại tỉnh Cà Mau. Với nhiều năm kinh nghiệm làm cố vấn pháp lý cho các cá nhân và doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực kinh doanh, đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia đình về vấn đề tài sản thừa kế sau hôn nhân, luật sư Toại được rất nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ vào kiến thức chuyên sâu, trách nhiệm và sự tận tâm của mình.

Luật sư Trịnh Thị Hạnh

Luật sư Trịnh Thị Hạnh
Luật sư Trịnh Thị Hạnh

Luật sư Trịnh Thị Hạnh là một trong những luật sư hôn nhân gia đình nổi tiếng với hơn 10 năm kinh nghiệm tham gia tư vấn và bào chữa thành công nhiều vụ án lớn nhỏ như giành quyền nuôi con sau ly hôn. Luật sư Trịnh Thị Hạnh hiện đang là Giám đốc điều hành Công ty luật Hạnh Minh, đồng thời là thành viên của Đoàn luật sư TP.HCM. Ngoài chuyên môn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình, luật sư Hạnh còn hoạt động mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác. Hãy liên hệ với luật sư nếu bạn cần tư vấn chi tiết về các kiến thức pháp luật.

  • Thông tin liên hệ: https://lead.askany.com/chuyen-gia/luat-su-trinh-thi-hanh.

Như vậy, bài viết cũng đã giải đáp cho bạn về những trường hợp nào cấm kết hôn theo đúng như pháp luật quy định. Có thể thấy rằng, các trường hợp bị cấm kết hôn rất đa dạng, điều này đòi hỏi các cá nhân phải  nắm rõ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng được trang bị đầy đủ các kiến thức về luật pháp hôn nhân gia đình. Vậy nên, tìm đến các luật sư giỏi và uy tín trong lĩnh vực hôn nhân gia đình chắc chắn là lựa chọn mà bạn nên nắm bắt ngay. Họ sẽ tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan của bạn về vấn đề trên, đảm bảo bạn không bị mắc phải những sai phạm không mong muốn. Các luật sư này hiện đang có mặt tại ứng dụng Askany, chỉ với vài thao tác cơ bản và một khoản phí nhỏ là bạn đã kết nối, trao đổi 1:1 với họ.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng