Tổng hợp các bước để kinh doanh quán cà phê hiệu quả

Tổng hợp các bước để kinh doanh quán cà phê hiệu quả

01/01/2023

1474

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng hợp các bước để kinh doanh quán cà phê hiệu quả

Thị trường F&B ngày càng được nhiều người tham gia với hàng chục, trăm hay nghìn ý tưởng khác nhau để có thể nở rộ trong chính thị trường được coi là cạnh tranh bậc nhất trên thế giới. Tuy thị trường lớn, nhưng những người mới nếu không tự tìm cách sống sót thì có lẽ sẽ dễ dàng thất bại dưới tay những ông lớn, không chỉ riêng về kinh doanh nhà hàng, thực phẩm mà còn cả là kinh doanh quán cà phê. Mô hình đang được giới trẻ tập trung nhất, chính vì thế những người có kinh nghiệm trong ngành này sẽ tư vấn và chia sẻ về kinh doanh quán cà phê cho các bạn.

Các bước để kinh doanh quán cà phê:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Ý tưởng mở quán
  • Mô hình kinh doanh
  • Kế hoạch kinh doanh
  • Bảng chi phí
  • Địa điểm quán
  • Không gian quán
  • Menu
  • Nhân viên
  • Giấy tờ, thủ tục

Nghiên cứu thị trường

Nhiều cá nhân khi mở quán cà phê để kinh doanh thường sẽ gặp khó khăn trong bước này khi xây dựng kế hoạch. Quán cà phê sau một thời gian sẽ thất bại một cách đau thương và kết cục là sang nhượng chính là lý do cho việc không nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu. Ông bà ta có câu truyền đời trong việc kinh doanh “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu này luôn là bước đầu cũng như là bước quan trọng nhất trong việc kinh doanh một lĩnh vực nào đó không chỉ riêng việc kinh doanh quán cà phê.

 

Các bạn cần phải tìm hiểu các vấn đề để có thể nghiên cứu như việc có thể nắm được những điểm nổi bậc và chiến lược kinh doanh khiến của đối thủ có thể giúp cho bạn có được những quyết định sáng suốt khi bắt đầu mở bán. Bạn sẽ hiểu được cách để tạo ra cá tính riêng cho quán được thể hiện qua sự độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

 

Bên cạnh đó có rất nhiều đối tượng khách hàng có thể vào quán cà phê như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, …. với từng đối tượng sẽ có những lựa chọn cũng như là mối quan tâm khác nhau. Bạn sẽ gặp được rất nhiều nhu cầu của khách hàng sẽ đòi hỏi bạn phải thoả mãn họ và khi xác định được điều đó có thể giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên thành công hơn.

Mô hình quán cafe acoustic
Mô hình quán cafe acoustic

 

Mô hình kinh doanh

Có hai mô hình kinh doanh quán cà phê hiện nay là nhận nhượng quyền từ một thương hiệu khác và còn lại là tự tạo nên một thương hiệu riêng cho bản thân mình. Mỗi mô hình đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau để cho các bạn tham khảo và quyết định sẽ đi theo hướng nào.

 

Mô hình truyền thống bạn sẽ có toàn quyền quyết định các vấn đề về hoạt động kinh doanh của quán cà phê của mình. Thiết kế, thi công hay lên các ý tưởng, kế hoạch về giai đoạn hoạt động,... Để có thể tự kinh doanh thành công, các bạn cần phải có sự am hiểu về thị trường F&B, nghiên cứu việc làm thương hiệu, quảng cáo hay là quan trọng nhất là cách bạn quản lý.

 

Mô hình nhượng quyền thương mại sẽ theo một hướng nhất định, bạn chỉ cần đưa ngân sách nhất định để có thể kinh doanh dưới tên một thương hiệu khác mà người khác đã và đang xây dựng, phát triển nó. Tất cả mọi thứ đã được có sẵn từ ý tưởng, thiết kế, nội thất hay công thức,... Với mô hình này, bạn không cần quá lo về ý tưởng kinh doanh nữa, chỉ cần ký kết hợp đồng với thương hiệu đó, bán có thể thoải mái bắt tay vào mở quán và kinh doanh luôn.

Mô hình cafe take away khá phổ biến hiện này vì tính sinh lời cao, lại ít vốn
Mô hình cafe take away khá phổ biến hiện này vì tính sinh lời cao, lại ít vốn

 

Kế hoạch kinh doanh

Làm bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, không chỉ riêng kinh doanh quán cà phê bạn đều cần phải vẽ ra một kế hoạch kinh doanh cho đứa con của bạn trong tương lai. Các bạn đầu tiên cần phải xác định được hướng đi của mình với kế hoạch xây dựng quán là sức chứa sẽ là bao nhiêu khách, diện tích bạn sẽ sử dụng cho việc kinh doanh, mức giá, nhân viên, vật tư,... Bên cạnh đó con là về chỉ tiêu các bạn mong muốn từ doanh thu của quán sẽ là bao nhiêu hàng tháng hay dự định bao lâu sẽ hoàn vốn, mức rủi ro sẽ là bao nhiêu hay kinh phí dự trù,...

 

Điều này chỉ là trên lý thuyết, tuy nhiên nếu không vẽ ra cụ thể bạn sẽ dễ dàng bị chênh vênh vì không biết sẽ làm gì, sẽ xử lý vấn đề ra sao hay cách để bạn theo dõi tiến độ của quán.

Bảng chi phí

Bạn cần phải tạo ra bảng kế hoạch tài chính đầy đủ và cụ thể để tránh những trường hợp quá ngân sách cho phép và việc này giúp bạn cân bằng được chi phí sao cho hợp lý và có một vài hạng mục bạn cần tham khảo để có thể cân đối chi tiêu:

  • Thuê mặt bằng sẽ tuỳ vào từng diện tích, không gian mà bạn muốn mở quán cà phê sẽ có mức cho thuê khác nhau. Chi phí cho mặt bằng trung bình sẽ chiếm từ 10-20% tổng chi phí đầu tư. 
  • Chi phí xây dựng sẽ tùy thuộc vào quy mô và diện tích quán bạn muốn mở chính vì thế bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định lựa chọn mặt bằng để có thể thuận lợi cũng như là hạn chế được chi phí tu sửa.
  • Thiết kế, trang thiết bị và nội thất có thể dựa vào việc bạn có sở thích như thế nào khi chọn lựa nội thất phù hợp với hướng kinh doanh của quán cà phê bên cạnh đó những trang thiết bị cơ bản như ly, máy pha cà phê hay bàn, ghế,... các bạn có thể tiết kiệm bằng việc tham gia vào các diễn đàn để có thể tham khảo.
  • Phí duy trì quán là một trong những khoản rất quan trọng bởi vì trong thời gian đầu kinh doanh rất khó để có được một kết quả như mong muốn và bạn có thể sẽ gồng mình từ 3 tháng đến 1 năm nếu tình hình khả quan và nếu không sẽ hơn thế nữa. Chính vì thế hãy tham khảo những kinh nghiệm của người đi trước để có thể tối ưu hoá việc rủi ro và chuẩn bị cho mình một nguồn ngân sách dự trù thật dư dả để có thể ổn định quán.
  • Marketing cũng sẽ chiếm một khoản phí không hề nhỏ bởi vì khi mới kinh doanh sẽ ít người biết đến quán của bạn. Chính vì thế bạn cần chi một khoản nhất định cho việc quảng bá để có thể kéo khách về quán.
  • Nhân viên và đăng ký kinh doanh là một trong những khoản phí bắt buộc. Tuỳ theo quy mô quán của bạn mà có thể cân nhắc sẽ thuê bao nhiêu nhân viên cho phù hợp. những nhân viên chính như pha chế và thu ngân phải là những người đã có kinh nghiệm. Chi phí đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm lệ phí đăng ký và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những khoản kinh phí cơ bản khi mở quán kinh doanh lĩnh vực cafe
Những khoản kinh phí cơ bản khi mở quán kinh doanh lĩnh vực cafe

 

Địa điểm quán

Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công của quán hay không. Dù cho sản phẩm hay cách phục vụ của bạn có tốt đi chăng nữa cũng sẽ phải đóng cửa với những rủi ro như viết chủ nhà đòi lại nhà, nằm ở góc khuất hay diện tích quá nhỏ. Các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn một địa điểm với diện tích phù hợp với mô hình kinh doanh của các bạn và khi mở quán, các bạn cần phải xem nơi đó có thoả mãn với những khách hàng mục tiêu của các bạn là học sinh, sinh viên hay là nhân viên văn phòng hay không. Giá thuê là một trong những quyết định khó nhắn nhất bởi vì với những địa điểm đắc địa giá thuê sẽ rất cao và chi phí tu sửa cũng sẽ cao, còn với địa điểm không quá đẹp chi phi sẽ rất thấp. Chính vì thế hãy thương lượng thật kỹ với chủ nhà để có được giá tốt nhất.

Không gian quán

Sau khi có được địa điểm, việc tiếp theo cần làm là khoác một chiếc áo thật đẹp lên quán cà phê của các bạn. Dựa trên những chủ đề, phong cách, concept các bạn đã chọn mà có thể thiết kế sao cho phù hợp. Các bạn cũng có thể tự mình làm để có thể tiết kiệm kinh phí những việc này sẽ chiếm nhiều thời gian và công sức nhưng có rủi ro sẽ xảy ra, bên cạnh đó bạn cũng có thể thuê một bên thứ ba để giúp thực hiện ý tưởng của các bạn nhưng sẽ ngốn ngân sách của các bạn khá nhiều.

 

Bạn có thể nhiều mô hình phù hợp với không gian như mở quán cafe sân vườn, mở quán cafe acoustic, mở quán cafe nhỏ dạng take away,...

Menu cũng được coi là linh hồn của quán, các bạn cần phải thiết kế menu một cách hợp lý và độc đáo khiến cho khách hàng bất ngờ và ghi nhớ về menu của các bạn. Đừng làm ra quá nhiều món rồi đưa vào menu, bởi vì điều đó sẽ khiến cho khách hàng khó khăn trong lần đầu đến quán.

 Chính vì thế hãy tạo ra các mục riêng và sắp xếp, chọn lựa bố cục, màu sắc cho phù hợp.
Chính vì thế hãy tạo ra các mục riêng và sắp xếp, chọn lựa bố cục, màu sắc cho phù hợp.

 

Nhân viên

Khi mở quán cà phê để có thể kinh doanh tốt, bạn cần phải có riêng một đội ngũ nhân viên thật là chuyên nghiệp và có tâm với nghề. Thông thượng, đối tượng bạn nên thuê là những bạn sinh viên để có thể làm phục vụ còn với vị trí pha chế và thu ngân, bạn nên chọn một người đã có kinh nghiệm và năng lực để có thể hoàn thành tốt việc này.

Giấy tờ, thủ tục

Đây là một trong những điều quan trọng nhất bởi vì ở các ngành nghề khác cũng vậy, bạn cần phải có được giấy phép kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cháy nổ,... Đầy đủ giấy tờ này, bạn sẽ tránh được những lần kiểm tra về giấy tờ bất ngờ đến từ chính quyền địa phương để hạn chế việc gây ảnh hưởng đến thương hiệu của các bạn.

Kết luận

Bên trên là những thông tin cần thiết cho các bạn tham khảo để chuẩn bị hành trang thật kỹ lưỡng trong việc thực hiện ước mơ mở ra quán cà phê cho riêng mình mà không gặp quá nhiều rủi ro và những bất trắc khác có thể đến với bạn. Những khó khăn, thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp, tư vấn kinh doanh quán cà phê đến từ những người đã có kinh nghiệm trong ngành này cho các bạn trong suốt quá trình khởi nghiệp.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng