Tư vấn nhượng quyền thương mại và những điều cần biết cho DN

Tư vấn nhượng quyền thương mại và những điều cần biết cho DN

02/01/2023

1223

0

Chia sẻ lên Facebook
Tư vấn nhượng quyền thương mại và những điều cần biết cho DN

Nhượng quyền thương mại là một hình thức thương mại hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hình thức nhượng quyền trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy biến động là giải pháp tốt để kích cầu tiêu dùng, giảm được rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhượng quyền thương mại hoạt động nhờ hai yếu tố là sự “nổi tiếng” và “thương hiệu” đã được xây dựng từ trước của bên nhượng quyền, còn bên mua nhượng quyền sẽ được người tiêu dùng đón nhận nhanh hơn. Để hiểu thêm về hình thức này topchuyengia.vn sẽ giúp bạn tư vấn nhượng quyền thương mại. Ngoài những thông tin cơ bản cung cấp để bạn có cái nhìn tổng thể về hình thức nhượng quyền thương mại, nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể, trực tiếp thì danh sách các chuyên gia kinh tế, những người đã thành công mô hình nhượng quyền sẽ hỗ trợ bạn.

Tìm hiểu nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại thực chất là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh đi đôi với việc chuyển giao công nghệ và bí quyết kinh doanh giữa bên nhượng quyền và bên mua nhượng quyền. Nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 284 Bộ Luật thương mại 2005.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, thị trường nhượng quyền thương mại ngày càng rộn ràng, phổ biến hơn, giúp các doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia những thị trường lớn.

Các điều kiện để thực hiện giao kết nhượng quyền thương mại:

  • Bên mua nhượng quyền trong hoạt động mua bán, cung cấp dịch vụ phải do bên nhượng quyền quy định, được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, quảng cáo, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền.
  • Bên nhượng quyền có quyền và nghĩa vụ trợ giúp, kiểm soát việc điều hành việc kinh doanh cho bên mua nhượng quyền.

Theo như nhiều chuyên gia tư vấn kinh doanh nhượng quyền được xem là khá tiết kiệm thời gian, chi phí như về vốn đầu tư nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng cho thương hiệu, sản phẩm vì phần lớn nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu nhượng quyền thương mại. Trước khi tiến hành nhượng quyền cho đối tác thì thương hiệu đó đã được khẳng định trên thị trường.

Một số thương hiệu nước ngoài nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như: Lotteria, KFC, Starbuck coffee, Mcdonald,...
Một số thương hiệu nước ngoài nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như: Lotteria, KFC, Starbuck coffee, Mcdonald,...

 

Điều kiện để tham gia nhượng quyền thương mại

Điều kiện của chủ thể tham gia nhượng quyền thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 như sau:

Bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại đều phải là thương nhân, tổ chức kinh tế hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lâp, thường xuyên và đã được đăng ký kinh doanh. Hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm.

Điều kiện để tham gia nhượng quyền thương mại
Điều kiện để tham gia nhượng quyền thương mại

 

Những điều nên biết về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản có giá trị pháp lý, được quy định theo pháp luật tại điều 285 Luật thương mại 2005. Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được trình bày bằng tiếng Việt. Nếu nhượng quyền từ nước ngoài thì ngôn ngữ trong hợp đồng do hai bên tự thỏa thuận.

Các nội dung quan trọng cần có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại:

  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền thương mại.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên mua nhượng quyền thương mại.
  • Nội dung của nhượng quyền thương mại.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán.
  • Thời hạn của hợp đồng, gia hạn, chấm dứt, giải quyết tranh chấp.

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia kinh doanh nhượng quyền

Quyền và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền thương mại

Quyền của bên nhượng quyền thương mại gồm (trừ những trường hợp có thỏa thuận khác):

  • Nhận tiền của nhượng quyền thương mại
  • Tổ chức quảng cáo cho cửa hàng, hệ thống nhượng quyền và mạng lưới nhượng quyền thương mại của mình
  • Có quyền kiểm tra định kì, hoặc đột xuất hoạt động kinh doanh của bên mua nhượng quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất hệ thống và sự ổn định về chất lượng, dịch vụ hàng hóa

Nghĩa vụ của bên nhượng quyền thương mại gồm (trừ những trường hợp có thỏa thuận khác):

  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống hoạt động cho bên mua nhượng quyền
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp kỹ thuật thường xuyên cho nên mua nhượng quyền để điều hành cửa hàng cho đúng, thống nhất với hệ thống nhượng quyền thương mại
  • Thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ
  • Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ như đã thỏa thuận trong hợp đồng
  • Đối xử bình đẳng đối với các bên mua nhượng quyền trong hệ thống
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia kinh doanh nhượng quyền
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia kinh doanh nhượng quyền

Quyền và nghĩa vụ của Bên mua nhượng quyền thương mại

Quyền của bên mua nhượng quyền thương mại gồm (trừ những trường hợp có thỏa thuận khác):

  • Yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ các kỹ thuật trong hệ thống.
  • Yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng với các bên mua nhượng quyền trong hệ thống.

Nghĩa vụ của bên mua nhượng quyền thương mại gồm (trừ những trường hợp có thỏa thuận khác):

  • Thanh toán các khoản theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính, nhân lực đầy đủ, sẵn sàng tiếp nhận bí quyết kinh doanh, các quyền lợi mà bên nhượng quyền chuyển giao.
  • Chấp nhận sự giám sát, kiểm soát, quản lý của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về sắp xếp, thiết kế địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ.
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, tính từ khi nhận chuyển giao, đến khi kết thúc, chấm dứt cũng không được tiết lộ.
  • Ngừng sử dụng thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu, khẩu hiệu, biểu tượng, các quyền sở hữu trí tuệ khác khi chấm dứt, kết thúc hợp đồng thương mại.
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại
  • Nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền không được nhượng quyền lại.

Các hình thức nhượng quyền thương mại hiện nay

Nhượng quyền thương mại theo khu vực, lãnh thổ

  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài

Ví dụ như Cà phê Trung Nguyên, Phở 23, Cộng cafe

  • Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

Ví dụ: KFC, Lotteria, Jollibee, Aeon, Koi Thé, Gong Cha, Tocotoco, Royaltea

  • Nhượng quyền thương mại trong nước

Ví dụ:  Cà phê Trung Nguyên, The Coffee House, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, Golden Gate, Red Sun,...

Nhượng quyền thương mại dựa trên tiêu chí kinh doanh

Đây là hình thức kinh doanh mà bên nhượng quyền sẽ cho phép bên mua nhượng quyền sẽ phân phối sản phẩm họ sản xuất. Trong khoảng thời gian và phạm vi khu vực nhất định.

Nhượng quyền thương mại dựa trên tiêu chí kinh doanh sẽ không được sử dụng cách thức kinh doanh hay được chuyển giao bí quyết kinh doanh mà hệ thống đang sử dụng. Bên mua nhượng quyền được sử dụng tên nhãn hiệu, slogan và logo… của thương hiệu nhượng quyền.

Nhượng quyền thương hiệu sử dụng công thức kinh doanh: 

Nhượng quyền thương hiệu sử dụng công thức kinh doanh là hình thức phổ biến tại nước ta hiện nay. Bên nhượng quyền thương hiệu sẽ chuyển giao kỹ thuật, công thức kinh doanh quản lý, đào tạo nhân viên, phân phối các sản phẩm.

Các lĩnh vực nhượng quyền thương mại thành công tại Việt Nam

Tư vấn mở quán các lĩnh vực thường được nhường quyền thương hiệu tại Việt Nam:

Lĩnh vực F&B:

Với sự góp mặt với các tên tuổi lớn về mở quán đồ ăn nhanh như  Mcdonald's, Buger King, KFC, Lotteria; Mở quán trà sữa của những nổi tiếng như: Koi Thé, Gong Cha, Tocotoco, Royaltea,... các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam như: Cà phê Trung Nguyên, The Coffee House, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, Golden Gate, Red Sun,...

Các lĩnh vực nhượng quyền thương mại thành công tại Việt Nam
Các lĩnh vực nhượng quyền thương mại thành công tại Việt Nam

Lĩnh vực bán lẻ:

Thị trường bán lẻ nhượng quyền thương hiệu càng sôi động tại các thành phố lớn. Với đặc trưng dân số đông, mức sống cao, các chuỗi nhượng quyền thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore như G25, Circle K, Shop&go, Miniso, Family Mart, Big C, 7-Eleven,...cạnh tranh cùng cách thương hiệu Việt như Vinmart, SaiGon Coop,...

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Lĩnh vực đào tạo đặc biệt là ngoại ngữ chưa bao giờ hết hot tại Việt Nam. Hiện nay, mô hình này còn mở rộng ra các môn học về kỹ năng, năng khiếu và các môn học khác. Các thương hiệu nhượng quyền lĩnh vực giáo dục có thể kể đến như Ms Hoa toeic, Anh ngữ I can read, Hội anh văn Việt Mỹ ( VUS ), Anh ngữ Việt Úc,...

Lĩnh vực làm đẹp

Khi nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao, người ta quan đến đến việc sức khỏe và làm đẹp hơn. Đây là môi trường màu mỡ cho các chủ đầu tư, tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền về lĩnh vực này, chủ yếu các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài. Một số thương hiệu nhượng quyền thành công như:

  • Salon: 30Shine, Bắc trần tiến, Salon Tóc Mạnh Hùng Hair Artist,...
  •  Spa: Himalaya Health Spa, Seoul Spa, Seoul Spa, …
  •  Nail: Halei Nail, Regal Nails, Couleur Nail Bar,...

Nhượng quyền thương hiệu về sắc đẹp và sức khỏe ngày càng phát triển ở xã hội hiện đại

Lĩnh vực y tế:

Thuộc về lĩnh vực y tế có những yêu cầu khắt khe về các loại giấy tờ, bằng cấp mới có thể đăng kí nhượng quyền. Mô hình này mang lại lợi nhuận cao, trong tương lai ngành này hứa hẹn sẽ tăng trưởng hơn nữa. Một số thương hiệu như: Pharmacity, Phano Pharmacy,  Medicare,...

Trên đây chỉ là những lĩnh vực cơ bản, ngoài ra còn có nhiều lĩnh vực khác về nhượng quyền thương hiệu nữa bạn có thể tìm hiểu thêm.

Ví dụ điển hình về nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu Cà phê Trung Nguyên

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu Việt thành công nhất trong việc nhượng quyền thương hiệu trong nước và mở rộng ở nước ngoài. Thành lập từ 1996 tại Buôn Mê Thuột,  mang thương hiệu Trung Nguyên. Đến năm 1998 quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh ra đời và đẩy mạnh hoạt động quảng bá đến khách hàng. Từ đây, cà phê Trung Nguyên mở rộng quy mô theo hình thức nhượng quyền thương hiệu. Các quán cà phê Trung Nguyên xuất hiện trên khắp cả nước.

Đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của cà phê Trung Nguyên khi năm 2000 mở rộng thị trường sang nước ngoài. Đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là các nước như Mỹ, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,... Đến 2013. Cà phê Trung Nguyên có gần 1000 cửa hàng nhượng quyền trên khắp cả nước và hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Thương hiệu cà phê thuần Việt này có vốn đầu tư ban đầu cho những ai có nhu cầu kinh doanh nhượng quyền là 3.5 tỷ.

Nhượng quyền của Phở 24

Thuộc tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước Nam An Group, Phở 24 ra đời từ 2003 tại số 5, Nguyễn Thiệp, quận 1, Tp HCM. Để xây dựng một thương hiệu phở nổi tiếng của Việt Nam, chủ cửa hàng Phở 24 - doanh nhân Lý Qúy Trung đã nghiên cứu và chọn hình thức nhượng quyền. 

Tính đến 2009, có tổng cộng 200 cửa hàng đăng kí nhượng quyền thương mại. Trong đó có 80 cửa hàng trên khắp cả nước, tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang,... và mở rộng thị trường ở nước ngoài như Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Philippines,.... 

Trên đây là những thông tin cần thiết cung cấp cho bạn về tư vấn nhượng quyền thương mại. Để bắt tay vào kinh doanh bất cứ hình thức nào của nhượng quyền thương mại bạn cũng cần nghiên cứu kỹ các điều khoản, chính sách, thời gian thu hồi vốn, thời hạn hợp đồng, quyền và nghĩa vụ hai bên. Bởi kinh doanh luôn có những cơ hội và rủi ro. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm thì hãy để topchuyengia.vn đề xuất cho bạn một số chuyên gia, những người thành công trong lĩnh vực này tư vấn - chia sẻ kinh nghiệm thực tế, phân tích cơ hội và thách thức cho bạn.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng