Top 20 chỉ số KPI trong Marketing quan trọng nhất

Top 20 chỉ số KPI trong Marketing quan trọng nhất

19/07/2024

871

0

Chia sẻ lên Facebook
Top 20 chỉ số KPI trong Marketing quan trọng nhất

KPI trong Marketing là những chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của chiến lược tiếp thị và các hoạt động quảng cáo. Hiểu rõ KPI trong Marketing sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch hiện tại, xác định những điểm cần cải thiện và xây dựng, triển khai các chiến lược đảm bảo hiệu quả hơn. Nếu chưa biết mình cần áp dụng và đo lường những chỉ số nào, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu về KPI trong Marketing ngay trong bài viết dưới đây.

 

KPI trong Marketing là gì?

Trong thuật ngữ Marketing, KPIs (Key Performance Indicator) là những chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của chiến lược tiếp thị và các hoạt động quảng cáo. KPI giúp đo lường mức độ thành công của một chiến dịch tiếp thị và đảm bảo rằng các mục tiêu kinh doanh được hoàn thành. Mỗi chiến dịch tiếp thị có thể có các KPI khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

KPI trong Marketing là gì
Đặt KPI để đảm bảo hoàn thành mục tiêu chiến dịch

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc theo dõi và phân tích các chỉ số KPI Marketing, hoặc muốn tìm hiểu thêm về các cách cải thiện hiệu quả Marketing, hãy liên hệ tư vấn 1:1 với các chuyên gia quảng cáo, tiếp thị tại Askany ngay. Đây là đội ngũ các chuyên gia Marketing tên tuổi hàng đầu trên thị trường hiện nay, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thực chiến của họ với bạn.

XEM THÊM: 

Top công ty Digital Marketing hàng đầu, có nhiều dự án thành công

Top trung tâm đào tạo Performance Marketing chất lượng hàng đầu

Các loại KPI khác nhau trong Marketing

Có 2 loại KPI chính mà các chuyên gia Marketing đều sử dụng là KPI chiến lược và KPI chiến thuật.

KPI chiến lược tập trung vào các mục tiêu quan trọng như doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường các cấp quản lý sẽ tự áp dụng KPI chiến lược cho mình.

Các loại KPI khác nhau trong Marketing
Các loại KPI khác nhau trong Marketing

KPI chiến thuật thì khác, chúng được dùng để đo lường chi tiết và cụ thể các chỉ số trong những hoạt động hoặc chiến dịch nhỏ hơn. Đây là loại KPI mà cấp quản lý áp dụng cho các bộ phận dưới quyền hoặc nhân viên Marketing. Sử dụng KPI chiến thuật giúp doanh nghiệp từng bước đạt được các mục tiêu lớn hơn.
 

Các chỉ số KPI quan trọng nhất

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)

CTR là tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào quảng cáo, kết quả tìm kiếm hoặc email của bạn sau khi nhìn thấy nó. CTR trung bình khác nhau tùy theo kênh. Ví dụ: CTR trung bình cho quảng cáo PPC thường thấp hơn CTR trung bình cho SEO. Theo thống kê của First Page Sage, tỷ lệ CTR trung bình nên nằm ở mức sau:

  • SEO: 9.8%
  • SEM/PPC: 2.0%
  • Email: 4.0%
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)

 

Có một số cách để cải thiện CTR của bạn:

  • Đối với quảng cáo PPC, bạn có thể nhắm mục tiêu các từ khóa liên quan để hiển thị cho những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Đối với SEO, bạn có thể tạo nội dung chất lượng cao đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.
  • Đối với email marketing, bạn có thể viết tiêu đề hấp dẫn và giữ email ngắn gọn để thu hút sự chú ý của người dùng.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR)

Conversion rate cho biết hiệu quả của các hoạt động marketing của doanh nghiệp. CR càng cao cho thấy doanh nghiệp đang làm tốt hơn trong việc thu hút khách hàng và biến họ thành khách hàng thực sự.
Cách đo lường: CR = Số lượng chuyển đổi/Tổng khách truy cập x 100

 

Chỉ số kpi trong marketing CR
Conversion rate (CR)


Ví dụ: Một doanh nghiệp có CR là 10% cho thấy cứ 100 khách truy cập thì có 10 người thực hiện hành vi chuyển đổi. Hành vi chuyển đổi ở đây có thể là mua hàng, đăng ký, cung cấp thông tin,...


Để học hỏi cách nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho website công ty thông qua các kỹ thuật SEO khác nhau, bạn hãy liên hệ ngay với chị Hannie Phạm tại Askany. Chị là chuyên gia SEO hàng đầu ở ứng dụng này với hơn 5 năm kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, lưu lượng truy cập nhanh chóng.

Tỷ lệ nhấp của nút CTA

Nếu các nội dung trên trang web của bạn có nút CTA rõ ràng, đa dạng, bạn cần phải kiểm tra xem có bao nhiêu lượt chuyển đổi trên mỗi CTA đó. Google Analytics hiện đã có tính năng theo dõi từng nút CTA này rất đơn giản. Chỉ số KPI trong Marketing này đặc biệt hữu ích khi bạn thực hiện các chiến dịch Marketing theo dạng CPC để hướng lưu lượng truy cập đến các trang web cụ thể. Sau khi so sánh chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi và giá trị vòng đời của khách hàng của mỗi nút CTA, bạn có thể đánh giá xem nội dung của mình có hiệu quả bền vững hay không.

Chi phí chuyển đổi (CPC)

CPC đơn giản là số tiền trung bình bạn phải trả mỗi khi có một hành động chuyển đổi diễn ra, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký email, tải xuống tài liệu,...

 

Chi phí chuyển đổi (CPC)
Chi phí trung bình cho mỗi lượt hành động CPC


CPC là một chỉ số KPI cho marketing online, đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Performance Marketing, đặc biệt là Google Ads. Bằng cách theo dõi và giảm CPC, bạn có thể tối ưu hiệu quả chi tiêu, thu hút nhiều khách hàng hơn với cùng một ngân sách.

Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC)

CAC là tổng chi phí để thuyết phục một khách hàng mới mua sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn cần theo dõi CAC để đảm bảo chi phí đầu tư được tối ưu hóa. CAC càng thấp thì chiến lược Marketing càng hiệu quả.


Cách tính toán CAC: CAC = Tổng chi phí Sales và Marketing/số lượng khách hàng mới từ những hoạt động trên.

 

Chỉ số kpi (CAC)
Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC)


Ví dụ: Một doanh nghiệp có tổng chi phí Sales và Marketing trong một tháng là 100 triệu đồng và có 100 khách hàng mới từ những hoạt động marketing đó. Như vậy, CAC của doanh nghiệp này là 1 triệu đồng/khách hàng mới.

Tỷ suất hoàn vốn (ROI)

ROI là chỉ số cho biết tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí đầu tư bỏ ra. Chỉ số này giúp bạn biết liệu chiến lược marketing của mình có đang đem lại kết quả hay không. Bạn nên tập trung vào các chiến lược, dự án có ROI cao. Còn đối với các khoản đầu tư mang lại ROI thấp thì bạn nên thử chiến lược mới hoặc chuyển hướng đầu tư.

Công thức: ROI = (Doanh thu – Chi phí)/Chi phí

Chỉ số Marketing ROI
ROI là tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí đầu tư bỏ ra


Ví dụ: Một doanh nghiệp đầu tư 100 triệu đồng cho một chiến dịch marketing và thu về doanh thu 200 triệu đồng. Như vậy, ROI của chiến dịch này là 100%.

Giá trị vòng đời khách hàng (LTV)

LTV là chỉ số dự đoán giá trị mà một khách hàng sẽ đóng góp trong thời gian sử dụng sản phẩm. Chỉ số này kết hợp với CAC sẽ giúp bạn biết được nên đặt ngân sách bao nhiêu cho chiến dịch Marketing.


Cách xác định LTV: LTV = (Giao dịch 1 + Giao dịch 2 + Giao dịch 3 + …Giao dịch n)x Tỷ suất lợi nhuận trung bình.

kpi trong marketing LTV
Giá trị vòng đời khách hàng (LTV)


Ví dụ: Một khách hàng trung bình của một doanh nghiệp mua sản phẩm với giá 1 triệu đồng/lần và có tỷ lệ tái mua hàng là 50%. Tỷ suất lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp là 20%. Như vậy, LTV của một khách hàng trung bình là 1,2 triệu đồng.

Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS)

ROAS (Return On Ad Spend) đo lường lợi nhuận được tạo ra từ chiến dịch quảng cáo. So với ROI, ROAS giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu suất của từng chiến dịch và nguồn quảng cáo cụ thể. ROAS cho phép bạn biết được mỗi một đồng bạn chi cho hoạt động quảng cáo sẽ mang về bao nhiêu doanh thu.
Cách đo lường: ROAS = Doanh thu quảng cáo/ Chi phí của nguồn quảng cáo.

 

Chỉ số KPI trong Marketing ROAS
Chỉ số ROAS (Return On Ad Spend)


Ví dụ: Một doanh nghiệp chạy quảng cáo trên kênh Digital Marketing với chi phí 10 triệu đồng và thu về doanh thu 20 triệu đồng. Như vậy, ROAS của chiến dịch quảng cáo này là 2 lần.

Số lượng lead

Số lượng lead (khách hàng tiềm năng) trong một khoảng thời gian làm marketing cũng có thể lấy làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất của chiến dịch đó. Một lead mới có thể là người đăng ký dùng thử miễn phí hoặc tạo tài khoản trên trang web của bạn. Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý để thu thập dữ liệu mới nhất và lọc theo ngày để xem số lượng lead mới trong một khoảng thời gian cụ thể.

 

MQL - chỉ số đo lường khách hàng tiềm năng
Số lượng lead

Số lượng lead đạt yêu cầu

Nếu doanh nghiệp thu về được nhiều lead qua việc marketing, tiếp đó họ cần đặt KPI là số lượng lead đạt yêu cầu (Qualified Lead). Số liệu này sẽ cho thấy liệu các chiến dịch tiếp thị của bạn có tập trung hiệu quả vào đối tượng đã được nhắm mục tiêu hay chưa? Hoặc những đối tượng có tiềm năng (lead) có trở thành khách hàng trả tiền hay không? Qualified Lead có thể được phân thành 3 nhóm là đạt yêu cầu tiếp thị (Marketing Qualified Leads - MQL), được chấp nhận bởi bộ phận Sales (Sales Accepted Leads - SAL) và đạt yêu cầu để bắt đầu bán hàng (Sales Qualified Leads - SQL).

Chi phí cho lead

CPL (Cost per Lead) là chi phí để doanh nghiệp thu hút một khách hàng tiềm năng mới. Khi kết hợp với dữ liệu chi phí cho mỗi lần chuyển đổi, doanh nghiệp có thể đánh giá xem các hoạt động tiếp thị có đáng với công sức, thời gian và ngân sách đã bỏ ra hay không. Mỗi nhà tiếp thị nên theo dõi chỉ số này để biết hiệu quả của việc mang về lead thông qua chiến dịch Marketing của họ.

Lượng truy cập website

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu người truy cập vào website của mình. Lượng truy cập website càng lớn cho thấy doanh nghiệp đang có những hoạt động marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.
Cách đo lường: Sử dụng các công cụ phân tích website.


Ví dụ: Một doanh nghiệp có lượng truy cập website tăng 10% trong một tháng cho thấy các hoạt động marketing của doanh nghiệp đang hiệu quả.

Referral traffic

Referral traffic là lượng truy cập đến website của doanh nghiệp từ các nền tảng khác ngoài công cụ tìm kiếm và website chính. Referral traffic thể hiện mức độ hiệu quả của các hoạt động Marketing ngoài công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như mạng xã hội, email marketing, hoặc các trang web liên kết.
Cách đo lường: Sử dụng công cụ phân tích website như Google Analytics.

 

kpi trong marketing Referal traffic
Referral traffic thể hiện độ hiệu quả của hoạt động Marketing


Ví dụ: Một doanh nghiệp có lượng truy cập giới thiệu từ mạng xã hội tăng 20% trong tháng qua. Điều này cho thấy các hoạt động marketing trên mạng xã hội của doanh nghiệp đang hiệu quả, giúp thu hút nhiều khách hàng mới.

Tỷ lệ tương tác của khách hàng

Lượng tương tác trên mạng xã hội cho biết mức độ thu hút của nội dung trên mạng xã hội với công chúng mục tiêu. Lượng tương tác càng cao cho thấy nội dung của doanh nghiệp đang được nhiều người quan tâm và chú ý.


Cách đo lường: Sử dụng các công cụ quản lý mạng xã hội để đo lường lượt reach và lượt tương tác.

Chỉ số thiện cảm (NPS)

NPS (Net Promoter Score) là chỉ số đo lường mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, đồng thời có khả năng giới thiệu thương hiệu cho người khác.
Cách đo lường: Sử dụng khảo sát khách hàng.

 

Chỉ số thiện cảm (NPS)
NPS đo lường mức độ hài lòng của KH


Ví dụ: Một doanh nghiệp có NPS là 75. Điều này cho thấy 75% khách hàng của doanh nghiệp sẵn sàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác.

Lượng truy cập tự nhiên

Lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) là lượng truy cập đến website của doanh nghiệp từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải từ quảng cáo). Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của các hoạt động SEO.
Cách đo lường: Sử dụng công cụ phân tích website như Google Analytics.

 

KPI trong Markeitng - Organic Traffic
Lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic)


Ví dụ: Một doanh nghiệp có lượng truy cập tự nhiên tăng 15% trong tháng qua. Điều này cho thấy các hoạt động SEO của doanh nghiệp đang hiệu quả, giúp doanh nghiệp được tìm kiếm nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Lượt tham gia sự kiện

KPI này thể hiện mức độ hiệu quả của các hoạt động tổ chức sự kiện.
Cách đo lường: Sử dụng các công cụ quản lý sự kiện.


Ví dụ: Một doanh nghiệp tổ chức một sự kiện thu hút được 1000 người tham gia. Điều này cho thấy sự kiện của doanh nghiệp đã thu hút được nhiều người quan tâm, đồng thời có khả năng tạo ra tiếng vang và quảng bá thương hiệu.

Customer Retention Rate (CRR)

CRR (tỷ lệ giữ chân khách hàng) là tỷ lệ khách hàng quay trở lại mua hàng của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này thể hiện mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.


Cách đo lường: CRR = (Số khách hàng cuối kỳ - Số khách hàng mới có được trong kỳ) / Số khách hàng đầu kỳ


Ví dụ: Một doanh nghiệp có CRR là 70%. Điều này cho thấy 70% khách hàng của doanh nghiệp quay trở lại mua hàng của doanh nghiệp trong vòng 1 năm.

Pages Per Session

Số trang mỗi phiên thể hiện mức độ quan tâm của người dùng với nội dung và thông tin trên website. Pages Per Session càng cao thì người dùng càng hứng thú với website và có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.

 

Mức độ quan tâm của người dùng Pages Per Session
Pages Per Session đánh giá mức độ quan tâm của người dùng


Để cải thiện số trang mỗi phiên, bạn cần:

  • Cung cấp đường dẫn chuyển đổi rõ ràng: Dẫn dắt người dùng từng bước qua các trang quan trọng, giúp họ dễ dàng tìm hiểu thêm về doanh nghiệp.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng website (UX): Loại bỏ mọi yếu tố gây cản trở (tải trang chậm, giao diện phức tạp,...).

Average Session Duration

Thời gian phiên trung bình thể hiện mức độ hấp dẫn của nội dung trên website. Thời gian càng dài chứng tỏ người dùng càng say mê website và tìm được thông tin họ cần.


Để cải thiện thời gian phiên trung bình, bạn cần:

  • Hiểu mục đích người dùng: Tùy chỉnh nội dung theo từng kênh traffic (SEO, quảng cáo, email,...). Đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của người dùng để giữ họ ở lại.
  • Nội dung chất lượng và phù hợp: Cung cấp thông tin giải quyết vấn đề của người dùng, thu hút họ đọc và khám phá các trang khác.

Nhìn chung, các chỉ số KPI này đều quan trọng đối với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing. Việc theo dõi và phân tích các chỉ số này một cách thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh phù hợp để cải thiện hiệu quả Marketing.


Tuy nhiên, việc theo dõi và phân tích các chỉ số KPI này đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Nếu doanh nghiệp của bạn không có bộ phận Marketing chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia Marketing tại Askany để được tư vấn.


Chuyên gia Marketing Nguyễn Đình Nghĩa có hơn 12 năm kinh nghiệm chuyên tối ưu doanh số và chuyển đổi cho nhiều doanh nghiệp:

  • Lazada: Thực hiện nhiều chiến dịch tăng trưởng doanh số bán hàng.
  • Exness Singapore: Tăng số lượng khách hàng đăng ký tài khoản mới.
  • Oslo Club: Tăng độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội.
  • Natrix Bar: Tăng số lượng khách hàng trung thành 50% trong năm 2022.

Liên hệ ngay tại đây để được tư vấn 1:1:

  • https://askany.com/performance-marketing/nghia
  • Thời gian tư vấn: 13:00 - 17:00, thứ 2 - thứ 6.
  • Giá tư vấn online: 250.000 đồng/15 phút.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Hướng dẫn cách làm báo cáo doanh thu đầy đủ và dễ hiểu nhất
Google Data Studio là gì? Cách tạo báo cáo chi tiết chỉ với 7 bước

 

Thông qua bài viết này, bạn đã biết được những chỉ số KPI trong Marketing. Những chỉ số này giúp bạn đo lường hiệu quả của các chiến lược Marketing, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách tính KPI trong Marketing, bạn có thể liên hệ với chuyên gia Marketing trên ứng dụng Askany. Các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về các chỉ số KPI trong Marketing, cách tính toán và phân tích dữ liệu. Từ đó, bạn có thể sử dụng các chỉ số này một cách hiệu quả để đo lường hiệu quả của các chiến lược Marketing.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng