Chiến lược thâm nhập thị trường có bao nhiêu cách? 7 bước thâm nhập thị trường hiệu quả

Chiến lược thâm nhập thị trường có bao nhiêu cách? 7 bước thâm nhập thị trường hiệu quả

12/09/2023

1113

0

Chia sẻ lên Facebook
Chiến lược thâm nhập thị trường có bao nhiêu cách? 7 bước thâm nhập thị trường hiệu quả

Chiến lược thâm nhập thị trường là yếu tố quyết định doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận hay không. Với thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp ra đời càng làm cho việc đưa sản phẩm thâm nhập thị trường khó khăn hơn. Vì vậy một chiến lược tốt sẽ là vũ khí cho các doanh nghiệp phá bỏ mọi rào cản của thị trường. Qua bài viết sau đây, Topchuyengia sẽ phân tích kỹ hơn chiến lược thâm nhập thị trường là gì và các bước xây dựng một chiến lược hoàn hảo nhất. 


Nói về tư vấn chiến lược thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua ứng dụng tư vấn đa ngành Askany. Ứng dụng này có đội ngũ chuyên gia kinh doanh thật sự tài giỏi sẽ giúp bạn gỡ bỏ mọi khúc mắc của mình. Đặt lịch ngay tại: 
 

Thâm nhập thị trường là gì và các ví dụ thành công

Chiến lược thâm nhập thị trường là một trong những chiến lược kinh doanh chú trọng dùng marketing để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mới của một doanh nghiệp vào thị trường hoặc để gia tăng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có.

Chiến lược thâm nhập thị trường phải bao gồm các phương pháp đảm bảo hiệu quả trong việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào thị trường mới. Điều này có thể bao gồm tăng chi tiêu cho quảng cáo, mở rộng đội ngũ bán hàng, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến bán hàng hoặc tập trung vào quan hệ công chúng.

Thâm nhập thị trường là gì và các ví dụ thành công

Ví dụ về những doanh nghiệp có chiến lược thâm nhập thị trường thành công:

  • Starbucks đã mở rộng thị phần của mình ở Hoa Kỳ bằng cách tăng số lượng cửa hàng, mang đến sự đa dạng trong menu, tạo các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thường xuyên và hợp tác với các thương hiệu khác.
  • Netflix đã gia tăng thị phần của mình trên thị trường phát trực tuyến toàn cầu bằng cách sáng tạo nội dung gốc, áp dụng chiến lược giảm giá, đầu tư mạnh vào công nghệ và mở rộng thị trường vào các khu vực mới.
  • Nike đã củng cố vị thế của mình trên thị trường quần áo thể thao thế giới thông qua việc tài trợ cho các vận động viên và người nổi tiếng, sáng tạo ra sản phẩm độc đáo và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ.

Tầm quan trọng của chiến lược thâm nhập thị trường

Tầm quan trọng của chiến lược thâm nhập thị trường

Tại sao việc lập ra một chiến lược gia nhập thị trường lại quan trọng với các doanh nghiệp? Thông thường, những kế hoạch chiến lược này sẽ được áp dụng trong giai đoạn đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường. Lúc này, khách hàng có thể chưa biết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang tung ra. Trong thời điểm này, doanh số bán hàng thường còn thấp, và doanh nghiệp phải đầu tư vào chiến lược tiếp thị và quảng bá để làm cho nhiều người biết đến hơn.

Nếu doanh nghiệp của bạn cần tham vấn những người có kinh nghiệm lập chiến lược thâm nhập thị trường thì có thể đăng ký tư vấn chiến lược kinh doanh cùng các chuyên gia trên ứng dụng Askany để được tư vấn 1:1.

Khi nào nên xâm nhập thị trường?

Khi nào nên áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường? Chiến lược thâm nhập thị trường có thể trở thành một giải pháp cho một doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:

  • Khi lợi thế kinh tế nhờ quy mô tăng lên làm khả năng cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp tăng.
  • Có mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa chi phí marketing và doanh số bán hàng trong quá khứ
  • Khi khối lượng tiêu thụ sản phẩm toàn ngành đang tăng lên và thị phần của đối thủ cạnh tranh chính đang giảm xuống.
  • Khi tỷ lệ sử dụng sản phẩm của các khách hàng hiện tại gia tăng một cách đáng kể
  • Khi một loại sản phẩm hoặc dịch vụ chưa bị bão hòa ở thị trường hiện tại.

Nếu bạn là một doanh nghiệp startup thì nên đọc ngay bài viết tư vấn startup để lập được một chiến lược tổng thể toàn diện trước khi ra mắt thị trường.

7 chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay

Theo các chuyên gia kinh doanh, có 7 phương pháp để doanh nghiệp lập ra một chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả: 

7 chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay

Chiến lược giá thấp khi thâm nhập thị trường

Chiến lược giá thấp trong giai đoạn thâm nhập thị trường là một cách để doanh nghiệp ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn so với giá thông thường trên thị trường hiện tại. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng sự tiêu thụ và sản phẩm có cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Chiến lược này phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn.

Chiến lược điều chỉnh giá cả

Chiến lược điều chỉnh giá áp dụng khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng hoặc khi có sự thay đổi trong việc định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một chiến lược thích hợp khi cầu vượt quá nguồn cung, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận lớn hơn.

Chiến lược giảm giá để cạnh tranh

Khi có sự thừa cung và cầu, doanh nghiệp có thể xem xét việc giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này sẽ tăng khả năng cạnh tranh, duy trì hoặc gia tăng thị phần của doanh nghiệp. 

Tăng cường chiến dịch quảng cáo

Chiến lược này là sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Các phương tiện này có thể bao gồm truyền hình, biển quảng cáo, quảng cáo trên báo in, truyền thông và PR.

Mở rộng mạng lưới phân phối

Doanh nghiệp cần liên tục điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi thị trường đang ngày càng đa dạng. Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối giúp doanh nghiệp thiết lập một chiến lược phân phối tối ưu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Cải thiện sản phẩm

Chiến lược cải thiện sản phẩm bao gồm việc nâng cao mẫu mã, chất lượng và tính năng để đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi liên tục trên thị trường.

Chiến lược khuyến mãi

Chiến lược khuyến mãi hay còn gọi là chính sách chiết khấu bao gồm các hình thức như giảm giá sản phẩm và tặng quà kèm để thu hút khách hàng. Đây là một chiến lược phổ biến được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh.

7 bước thâm nhập thị trường từ A-Z

Mỗi ngành sẽ có một cách thâm nhập thị trường khác nhau nhưng nhìn chung các bước để doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường mới sẽ có điểm chung sau đây:

Bước 1: Xác định quy mô thị trường

Trước hết, công ty cần tiến hành một nghiên cứu về quy mô thị trường và mức độ tiêu thụ sản phẩm trong thị trường mục tiêu. Điều này sẽ là cơ sở để trả lời các câu hỏi như: Thị trường mục tiêu này có hấp dẫn không? Có nên đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ mới vào thị trường này không? Có đủ lý do để đầu tư vào hoạt động thâm nhập thị trường không?

Bước 2: Phân loại thị trường

Công ty sẽ tiến hành việc phân loại thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Mục tiêu của bước này là thu thập thông tin cụ thể và chi tiết hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong từng nhóm khách hàng. Điều này giúp công ty đáp ứng mục tiêu và sở thích của thị trường một cách tốt nhất và tối ưu hóa hiệu suất trong quá trình thâm nhập thị trường.

Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu theo nhóm nhỏ

Sau khi phân loại thị trường thành các nhóm nhỏ, tiếp theo, công ty cần chọn lựa thị trường mục tiêu có tiềm năng sinh lời và phù hợp với mục tiêu phát triển của họ. Trong quá trình này, công ty cần xem xét các yếu tố như sự hấp dẫn của thị trường, độ phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. Với bước này bạn cần phải nghiên cứu hành vi khách hàng thật chính xác.

7 bước thâm nhập thị trường từ A-Z

Bước 4: Định vị và định giá sản phẩm

Định vị sản phẩm là cách mà một doanh nghiệp biết cách tạo sự khác biệt trong kinh doanh khi cải tiến sản phẩm/dịch vụ của họ trên thị trường. Để định vị sản phẩm, doanh nghiệp cần xem xét và phân tích ý kiến và cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của họ.

Định giá sản phẩm là một phần quan trọng để tạo sự cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm/dịch vụ. Đây là một bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Quá trình này có thể thực hiện qua các bước sau:

  • Xác định giá vốn của sản phẩm.
  • Nghiên cứu thị trường mục tiêu.
  • Xác định doanh số và lợi nhuận mục tiêu.
  • Đặt giá niêm yết hoặc giá bán sỉ.

Bước 5: Lập kế hoạch chiến lược thâm nhập thị trường

Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường là một phần quan trọng trong quá trình làm cho việc mở rộng quy mô trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin về khách hàng, thị trường, mục tiêu kinh doanh và cả đối thủ cạnh tranh. Họ cũng cần xem xét việc kết hợp nhiều chiến lược để tăng cơ hội thành công trong chiến dịch.

Bước 6: Thực hiện chiến dịch tiếp thị

Sau khi xây dựng chiến lược thâm nhập vào thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch marketing phù hợp. Điều này giúp gia tăng thị phần của sản phẩm so với đối thủ và mang lại những lợi ích dài hạn . Chiến dịch tiếp thị có thể bao gồm cải tiến hoặc đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa các kênh tiếp thị, tiếp cận khách hàng mới, và phát triển phân khúc thị trường mục tiêu mới.

Bước 7: Thu thập phản hồi từ khách hàng và cải tiến

Trong quá trình thực hiện các chiến dịch, doanh nghiệp cần liên tục thu thập phản hồi từ khách hàng thông qua các phương tiện như mạng xã hội, nhân viên chăm sóc khách hàng, trang web, diễn đàn, v.v. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về những mong đợi và kỳ vọng của khách hàng và cũng giúp họ điều chỉnh và cải tiến sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Một doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường thành công cần phải có những chiến lược sau:

Làm sao để có Chiến lược bán hàng hiệu quả ?

Các bước hoạch định Chiến lược cạnh tranh 

Những sai lầm cần tránh thị thâm nhập thị trường

Những sai lầm cần tránh thị thâm nhập thị trường

Muốn có chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả, nhà quản lý cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định rõ mục tiêu và phạm vi của chiến lược thâm nhập thị trường. Tránh sử dụng tài nguyên cho các hoạt động không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm/dịch vụ cốt lõi.
  • Trong quá trình khảo sát thị trường, hãy sử dụng các câu hỏi ngắn, nhưng đảm bảo chúng truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết. Các câu hỏi quá dài có thể làm người tham gia khảo sát cảm thấy mệt mỏi và không tập trung vào vấn đề quan trọng.
  • Đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin khi khảo sát thị trường. Tránh sử dụng các khảo sát định tính và hãy xác định đúng những đối tượng cần khảo sát bằng cách định rõ hồ sơ khách hàng.
  • Nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng các phương án chiến lược mạnh mẽ, giúp tối ưu hóa cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro không cần thiết.
  • Nếu cần, hãy tìm đến các chuyên gia trong lĩnh vực thâm nhập thị trường để thực hiện chiến lược một cách hiệu quả nhất.
  • Liên kết chiến lược thâm nhập thị trường với các chiến lược kinh doanh tổng thể để đảm bảo rằng chúng hỗ trợ nhau. Nếu thấy rằng chiến lược thâm nhập không đạt được mục tiêu tổng thể, cân nhắc rút lui hoặc điều chỉnh phân bổ tài nguyên cho đến khi phù hợp.

Tư vấn chiến lược cùng các chủ doanh nghiệp thành công trên ứng dụng Askany

Bạn có thể tự mình nghiên cứu và lập ra chiến lược thâm nhập thị trường cho mình nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian và không đảm bảo sự tối ưu. Chính vì vậy bạn có thể tư vấn cùng các chuyên gia chiến lược kinh doanh trên ứng dụng Askany để được gỡ bỏ mọi khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược. Vậy các chuyên gia này là ai và có kinh nghiệm như thế nào?

CEO Askany Nguyễn Đình Nghĩa

Nguyễn Đình Nghĩa, một nhà quản lý doanh nghiệp với hơn 12 năm kinh nghiệm và cũng là CEO của ứng dụng tư vấn đa lĩnh vực đầu tiên tại Việt Nam Askany. Anh đã thành công đưa sản phẩm công nghệ của mình thâm nhập thị trường Việt Nam với các chiến lược hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp từng được anh tư vấn đều có thể dễ dàng tăng thị phần của mình chỉ sau vài tháng ra mắt thị trường mới. Đặt câu hỏi ngay cho chuyên gia Nguyễn Đình Nghĩa để được anh liên hệ giải đáp ngay cho bạn:

https://askany.com/performance-marketing/nghia

Huỳnh Đăng Khoa

Đăng Khoa, một chuyên gia tài chính có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, hiện nắm giữ vị trí Giám đốc Giao dịch tại chi nhánh Cần Thơ của Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam tại Ô Môn. Anh đã hỗ trợ nhiều khách hàng trong việc xác định các cơ hội đầu tư và giao dịch bất động sản có hiệu suất tối ưu. Bên cạnh đó, anh cũng có khả năng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thâm nhập thị trường và gia tăng lợi nhuận bằng những chiến lược tối ưu. Liên hệ với chuyên gia qua: 

https://askany.com/tai-chinh/1680242797482865

Qua bài viết trên mong rằng bạn đã biết cách lập ra một chiến lược thâm nhập thị trường có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách toàn diện nhất. Nhưng để đảm bảo chiến lược được hoàn hảo, bạn có thể liên hệ các chuyên gia kinh doanh trên Askany để được tư vấn 1:1 nhé.

Tôi là Việt Lê - tôi là một tác giả chuyên viết về các lĩnh vực đầu tư kinh doanh và đã có rất nhiều dự án viết cho các mảng như MMO, kinh doanh tài chính, chứng khoán. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của mình. Các bài viết của tôi chắc chắn sẽ giúp bạn có vốn kiến thức và kỹ năng kiếm tiền hữu ích và hiệu quả nhất

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng