Bí quyết nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội

Bí quyết nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội
Thanh Tuyền

15/09/2023

727

0

Chia sẻ lên Facebook
Bí quyết nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội

Tại sao nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp lại có thể biến thách thức thành cơ hội? Làm thế nào để nhận biết chính xác các rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải? Và nhận diện rủi ro giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề gì? Việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro luôn là một bài toán nan giải nhưng cực kì quan trọng và thiết yếu đối với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh biến đổi liên tục như hiện nay. Hãy cùng khám phá chi tiết về cách nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp qua bài viết hôm nay của Topchuyengia nhé.


Việc xác định rủi ro trong doanh nghiệp là một quy trình phức tạp đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy để có thể tìm hiểu sâu hơn vào việc nhận diện và quản lý các loại rủi ro mà doanh nghiệp bạn có thể gặp phải, hãy đặt lịch tư vấn với các chuyên gia kinh doanh có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn trên ứng dụng Askany ngay nhé.

Khái niệm và tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro

Rủi ro là những mức độ về thiệt hại tiềm ẩn của một sự kiện, tình huống hoặc hành động gây cản trở việc đạt mục đích cuối cùng. Nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp là quá trình xác định, đánh giá và hiểu các tác động tiềm ẩn hoặc thất thoát có thể xảy ra ảnh hưởng đến mục tiêu và hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp để ứng phó với các biến đổi trong môi trường kinh doanh. 

Như vậy tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro là không thể chối cãi. Nó giúp doanh nghiệp: 

Bảo vệ tài sản và lợi nhuận

Rủi ro có thể tiềm ẩn ở khắp mọi hoạt động trong doanh nghiệp, việc nhận diện rủi ro giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phòng tránh hoặc khắc phục kịp thời để bảo vệ nguồn lực và lợi nhuận của mình.

Tối ưu hóa quy trình kinh doanh và chiến lược

Nhận diện rủi ro không chỉ là việc đối phó với những sự cố không mong muốn, mà còn là một phần không thể thiếu của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và định hình tương lai của doanh nghiệp.

Khái niệm và tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro

Đáp ứng các yêu cầu luật pháp và tiêu chuẩn ngành

Thực hiện quản lý rủi ro đúng cách giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định luật pháp và tiêu chuẩn ngành. Ngoài ra còn thể hiện được sự cam kết của doanh nghiệp đối với việc tạo ra môi trường an toàn và lành mạnh cho tập thể nhân viên và khách hàng.

Các loại rủi ro trong kinh doanh doanh nghiệp nào cũng có thể đối mặt

Rủi ro trong kinh doanh luôn tồn tại nhiều khía cạnh đa dạng và không ổn định. Nhìn chung doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều rủi ro trong một số vấn đề sau:

Rủi ro về tài chính 

Đối với khía cạnh tài chính có thể tiềm ẩn vấn đề như rủi ro về tài sản, rủi ro về vốn (vốn ít nên kinh doanh gì), rủi ro về tỷ giá,... Mà những rủi ro này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các loại rủi ro trong kinh doanh doanh nghiệp nào cũng có thể đối mặt

Rủi ro về thị trường

Rủi ro thị trường liên quan đến những biến đổi không chắc chắn từ yếu tố cạnh tranh và biến động thị trường. Sự gia tăng cạnh tranh từ nhiều đối thủ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc buộc nó phải điều chỉnh chiến lược để đối phó. Những thay đổi đối với tình hình chính trị, kinh tế, công nghệ cũng có thể tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp.

Rủi ro về luật pháp 

Việc điều chỉnh luật pháp có thể gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp không nắm bắt và đưa ra giải pháp để đáp ứng kịp thời. Luật pháp có thể liên quan đến quy định về các loại giấy phép kinh doanh, thuế,…

Rủi ro trong quá trình kinh doanh

Rủi ro trong quá trình kinh doanh liên quan đến các sự việc không mong muốn hoặc vấn đề có thể xảy ra trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Bao gồm rủi ro về sản xuất, rủi ro về phân phối sản phẩm, rủi ro về thời gian vòng quay hàng tồn kho và chi phí,...Một sai lầm trong quá trình kinh doanh mà nhiều người hay mắc phải chính là áp dụng chính sách chiết khấu sai cách làm doanh nghiệp lỗ.

Phương pháp nhận diện rủi ro 

Có rất nhiều phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để nhận diện rủi ro. Thông thường các phương pháp nhận diện rủi ro này sẽ giúp doanh nghiệp phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, xác định điểm mạnh, điểm yếu,... Dưới đây là một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng.

Phương pháp SWOT

SWOT là viết tắt của Strengths (Sức mạnh), Weaknesses (Yếu điểm), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Rủi ro). Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp xác định chiến lược cơ bản, tập trung vào tận dụng sức mạnh và cơ hội, đồng thời đối phó với yếu điểm và rủi ro.

Phương pháp PESTEL

Phương pháp nhận diện rủi ro

PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh, viết tắt của Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Công nghệ), Environmental (Môi trường), và Legal (Pháp luật). Phân tích PESTEL giúp doanh nghiệp hiểu rõ môi trường xung quanh và dự đoán những thách thức cùng với cơ hội có thể xuất hiện trong tương lai. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Phương pháp đánh giá dự án và sản phẩm 

Ngoài ra nhận diện rủi ro còn được xác định dựa trên kinh nghiệm và hoạt động cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc đánh giá kỹ lưỡng các dự án và đánh giá sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định những rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên các phương pháp được nêu trên chỉ là các phương pháp đơn giản. Vậy làm sao để xác định phương pháp chi tiết phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn? Đừng lo các chuyên gia tư vấn chiến lược kinh doanh của ứng dụng Askany sẵn sàng giúp bạn tìm hiểu và nhận diện các mối nguy hại nhằm bảo đảm việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chỉ trong vòng 15 phút.

Hướng dẫn 4 bước đánh giá rủi ro hiệu quả trong doanh nghiệp

Đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp là một quy trình bao gồm nhiều bước thực hiện đảm bảo nhận diện chính xác các rủi ro và dự đoán được mức độ ảnh hưởng của nó lên doanh nghiệp. Sau đây gợi ý 4 bước thực hiện đánh giá rủi ro hiệu quả đến từ các chuyên gia:

Bước 1: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần hiểu rõ môi trường xung quanh mình. Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như SWOT hoặc PESTEL để phân tích về các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh như yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, pháp lý,... 

Hướng dẫn 4 bước đánh giá rủi ro hiệu quả trong doanh nghiệp

Bước 2: Liệt kê các rủi ro

Dựa trên những thông tin thu thập và nghiên cứu ở trên, doanh nghiệp tiến hành xác định những rủi ro bên trong các yếu tố. Ở bước này doanh nghiệp cần phải cố gắng liệt kê rủi ro một cách cụ thể và sâu rộng để mang lại đánh giá toàn diện nhất.

Bước 3: Ước tính xác suất xảy ra

Để tính toán mức độ rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể sử dụng công thức sau:

Mức độ rủi ro (Risk Severity) = Xác suất (Probability) x Tác động (Impact)

Trong đó:

  • Xác suất là khả năng mà sự việc có thể xảy ra, chỉ số này được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó 1 đại diện cho xác suất hiếm khi xảy ra và 5 đại diện cho xác xuất chắc chắn xảy ra.
  • Tác động là mức độ ảnh hưởng hoặc thiệt hại mà sự việc có thể gây ra cho doanh nghiệp. Tác động cũng được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó 1 đại diện cho mức độ tác động không đáng kể và 5 đại diện cho mức độ rất nghiêm trọng.
  • Mức độ rủi ro được phân loại bằng điểm số, và thường được chia thành 3 loại như sau: 
  • Rủi ro Thấp: Mức độ rủi ro thấp, thường được xác định khi mức độ xác suất và tác động đều thấp.
  • Rủi ro Trung bình: Mức độ rủi ro trung bình, thường được xác định khi một trong hai yếu tố (xác suất hoặc tác động) ở mức trung bình.
  • Rủi ro Cao: Mức độ rủi ro cao, thường được xác định khi cả hai yếu tố (xác suất và tác động) đều cao.

Bước 4: Phát triển chiến lược quản lý rủi ro

Dựa trên những thông tin đã nghiên cứu ở các bước trên, bước cuối cùng yêu cầu doanh nghiệp đưa ra chiến lược quản lý rủi ro bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

  • Đề xuất những biện pháp giúp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro 
  • Xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết với tầm nhìn dài hạn để hạn chế tác động của rủi ro đến doanh nghiệp
  • Thực hiện và theo dõi việc quản lý rủi ro theo kế hoạch đã lập đảm bảo việc khắc phục rủi theo đúng quy trình.
  • Đánh giá liên tục và thường xuyên cập nhật rủi ro và chiến lược quản lý rủi ro để chắc chắn rằng doanh nghiệp sẵn sàng đối phó với các rủi ro mới.

Để phòng tránh những rủi ro khi kinh doanh, người quản lý cần phải tối ưu những chiến lược này ngay từ ban đầu:

Hướng dẫn cách hoạch định Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ như thế nào?

Chiến lược cạnh tranh nên được bắt đầu chuẩn bị ra sao?

 

Cách kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp ngăn ngừa tổn thất

Dưới đây là một số phương án giúp kiểm soát rủi ro nổi bật nhất mà các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng vào chiến lược quản lý rủi ro của mình:

Cách kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp ngăn ngừa tổn thất

Phòng ngừa

Đối với việc phòng ngừa rủi ro trong việc quản lý tài sản. Doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ và kỹ thuật hiện đại để theo dõi và bảo vệ tài sản một cách có hệ thống. Ngoài ra các thiết bị, máy móc cần được bảo dưỡng định kỳ để tránh hư hỏng phát sinh trong quá trình sản xuất. 

Chuyển giao rủi ro

Việc mua bảo hiểm thường được sử dụng để chuyển giao một phần rủi ro tài chính. Ngoài ra khi làm việc với đối tác hoặc nhà cung cấp, thỏa thuận hợp đồng có điều khoản liên quan đến trách nhiệm và chuyển giao rủi ro. Điều này có thể giúp xác định ai chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Đa dạng hóa

Đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro tác động đến một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Bên cạnh đó mở rộng thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro trong trường hợp một thị trường gặp khó khăn.

Đào tạo đội ngũ nhân viên

Đào tạo nhân viên về nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro. Điều này giúp trang bị kỹ năng cần thiết cho nhân viên để họ có thể ứng phó kịp thời với các rủi ro. 

Kiểm soát rủi ro không chỉ giúp bảo vệ tài sản và lợi nhuận, mà còn giúp tối ưu hóa hiệu suất và sự bền vững của doanh nghiệp. Kiểm soát rủi ro không chỉ là nhiệm vụ của một người, mà là một quá trình tổng thể đòi hỏi sự hợp tác và cam kết của toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên chỉ cần 15 phút trao đổi cùng các chuyên gia tư vấn kinh doanh hàng đầu của ứng dụng Askany bạn sẽ giải quyết được các rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp mình.

Nhận diện rủi ro giúp doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội cùng chuyên gia Askany

Nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp là một quá trình quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo sự bền vững và thành công của tổ chức. Rủi ro có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau và có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách kiểm soát rủi ro một cách tối ưu hóa nhất. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề trong việc xác định các mối nguy tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh thì hãy đặt lịch tư vấn qua ứng dụng Askany để các chuyên gia giúp bạn giải quyết vấn đề ngay nhé.

CEO Askany Nguyễn Đình Nghĩa

Nguyễn Đình Nghĩa là  nhà sáng lập ứng dụng tư vấn đa lĩnh vực đầu tiên tại Việt Nam tên là Askany cùng với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp. Anh sẽ giúp bạn nhận diện rủi ro trong doanh nghiệp và đảm bảo việc đạt mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Đặt lịch tư vấn cùng anh tại: https://askany.com/performance-marketing/nghia

Chuyên gia Huỳnh Đăng Khoa 

Huỳnh Đăng Khoa là một chuyên gia có hơn 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp và hiện đang là Giám đốc Giao dịch tại chi nhánh Cần Thơ của Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam tại Ô Môn. Với kinh nghiệm thực tiễn, anh hoàn toàn có thể giúp bạn giải quyết vấn đề bao gồm việc phân tích và nghiên cứu môi trường, xác định rủi ro và đưa ra các giải pháp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ rủi ro đến doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Liên hệ với chuyên gia qua:

https://askany.com/tai-chinh/1680242797482865

Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu về các loại rủi ro và biết cách kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp. Nhưng để đảm bảo có một chiến lược quản lý rủi ro hoàn hảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ để tư vấn kinh doanh 1:1 cùng các chuyên gia trên ứng dụng Askany.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng